Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Từ sáng 10/1, HĐXX sẽ thẩm vấn các bị cáo trong đại án Trầm Bê - Phạm Công Danh

Chính sách - Hạ tầng

09/01/2018 07:44

Sáng mai 10/1, HĐXX sẽ tiếp tục ngày thứ 3 phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án Trầm Bê cùng các đồng phạm với phần thẩm vấn các bị cáo.

17h42

Đại diện VKS mới kết thúc công bố phần cáo trạng và kết thúc phiên tòa hôm nay. Đây được coi là thời gian công bố cáo trạng dài kỷ lục, VKS mất 1 ngày để hoàn thành phần công bố. 

Từ 8h sáng ngày 10/1, HĐXX sẽ thẩm vấn các bị cáo trong đại án Trầm Bê - Phạm Công Danh.

16h56

Viện Kiểm sát cho rằng các hành vi của ông Phạm Công Danh đã dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

Cáo trạng ngoài việc quy trách nhiệm cho Phạm Công Danh và đồng phạm trong việc sử dụng khoản tiền tại Sacombank, TPbank, BIDV gây ra thiệt hại hơn 6.000 tỷ đồng cho VNCB, cáo trạng cũng làm rõ hành vi làm trái của Nguyễn Việt Hà và đồng phạm trong việc nhận ủy đầu tư số tiền 903 tỷ đồng từ VNCB qua Công ty Cổ phần quản lý Quỹ Lộc Việt.

Phạm Công Danh chỉ đạo Phan Thành Mai tìm cách chuyển tiền về Tập đoàn Thiên Thanh để sử dụng. Mai đề xuất phương án Uỷ thác đầu tư cho Quỹ Lộc Việt để mua trái phiếu Tập đoàn Thiên Thanh và được ông Danh đồng ý.

Các bị cáo thống nhất ủy thác 2.000 tỷ đồng đầu tư vào trái phiếu do VNCB chỉ định. Ông Danh giao cho Phan Thành Mai chịu trách nhiệm chính, Mai Hữu Khương liên hệ với Phạm Hoài Thanh chuẩn bị hồ sơ. Hoàng Đình Quyết chuẩn bị biên bản họp và hợp đồng ủy thác đầu tư được ông Danh, Mai, Khương, Quyết ký để hợp thức hóa.Sau khi các hợp đồng được ký, Phan Thành Mai đã chuyển 903 tỷ từ tài khoản VNCB vào tài khoản mở tại TPBank để mua bán trái phiếu.

Cáo trạng của VKD nhận định tài liệu, chứng cứ thu thập đã đủ căn cứ xác định Phạm Công Danh là người đề ra chủ trương và chỉ đạo việc lập khống 29 hồ sơ trên. Ngoài ra, bị cáo Danh còn là người chỉ đạo việc cấp bảo lãnh cho các công ty của mình vay tiền nhưng không có tài sản đảm bảo.Ông này cũng là người tổ chức việc phát hành, ra thông báo và bán trái phiếu Tập đoàn Thiên Thanh và Công ty Trung Dung khi chưa có báo cáo tài chính được kiểm toán có lãi năm 2012 và chưa có văn bản phê duyệt của cấp có thẩm quyền.

Đồng thời, bị cáo là người chỉ đạo việc dùng tiền gửi của VNCB bảo lãnh cho các công ty vay vốn tại các ngân hàng nhưng không hoạch toán ghi nợ cho bên được bảo lãnh và không yêu cầu bên được bảo lãnh hoàn trả ngay trong ngày. VNCB đã phải tất toán trước hạn để trả nợ thay cho các công ty.

Các hành vi của ông Danh đã dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, gây thiệt hại cho VNCB số tiền trên 6.000 tỷ đồng. Hành vi đó của bị cáo đã phạm vào tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. Phạm Công Danh phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi này

16h41

Trong buổi chiều nay, VKS công đã công bố các sai phạm tại BIDV. Cụ thể có các sai phạm sau:

1. Do 12 công ty vay vốn (4.700 tỷ đồng) và các Công ty do Phạm Công Danh thành lập đưa tài sản đảm bảo là bất động sản của Tập đoàn Thiên Thanh do các Công ty con đứng tên không đủ nên buộc Phạm Công Danh phải đưa thêm tiền của VNCB gửi sang BIDV (3.070 tỷ đồng) để làm tài sản bảo đảm, bảo lãnh cho khoản vay của 12 công ty.

2. Không tiến hành kiểm tra, thẩm định đối với khách hàng, không kiểm tra, thẩm định đối với các Công ty cung cấp vật liệu xây dựng đầu vào. Do đó, sau khi BIDV giải ngân chuyển tiền vào 4 công ty vật liệu xây dựng do Phạm Công Danh thành lập để cho Danh sử dụng vào mục đích cá nhân, không dùng kinh doanh vật liệu xây dựng như trong hồ sơ vay.

3. Không yêu cầu khách hàng cung cấp báo cáo tài chính đã được kiểm toán, báo cáo quyết toán thuế và không lập Phiếu điều ra khách hàng về tình hình tài chính để kiểm tra tình hợp lệ của Báo cáo tài chính.

4. Chỉ kiểm tra, thẩm định, đánh giá tính khả thi và hiệu quả của phương án kinh doanh trên bộ hồ sơ lập khống, thực tế các công ty này không hoạt động, công ty vay vốn không cung cấp được hoá đơn hàng hoá.

Tuy có sai phạm, kết quả giám định của Ngân hàng Nhà nước xác định thiệt hại không xảy ra tại BIDV nên các cá nhân liên quan tại BIDV không phạm tội. Kết quả điều tra chưa đủ căn cứ để xác định vai trò đồng phạm với Phạm Công Danh vì không có tài liệu, chứng cứ, lời khai nào về việc các đối tượng liên quan này biết các công ty vay vốn BIDV là do Phạm Công Danh thành lập

.Do đó, Cơ quan điều tra chỉ kiến nghị kiểm điểm và xử lý hành chính với ông Trần Bắc Hà, Đoàn Ánh Sáng và nhiều lãnh đạo, nhân viên tại BIDV hội sở, Chi nhánh Gia Định, Bến Thành, Nam Sài Gòn, Sở giao dịch 2. 

Hành vi cố ý làm trái của Phạm Công Danh và đồng phạm trong việc dùng tiền của ngân hàng VNCB tại ngân hàng BIDV bảo lãnh và trả nợ thay cho 12 công ty ông Danh vay vốn, gây thiệt hại cho VNCB hơn 2.550 tỷ đồng.

Ngày 24/5/2013, BIDV Hội sở chính và VNCB cùng nhau ký thoả thuận hợp tác. Khi thực hiện đề án tái cơ cấu VNCB, vì muốn có tiền để tăng vốn điều lệ nên khoảng tháng 9/2013, bị cáo Danh đến BIDV tại Hà Nội gặp lãnh đạo BIDV Hội sở chính. Tại đây, ông Danh đặt vấn đề về việc sẽ giới thiệu sang cho BIDV khách hàng vay vốn kinh doanh vật liệu xây dựng. Trường hợp khách hàng do VNCB giới thiệu không có đủ tài sản đảm bảo thì VNCB sẽ dùng tài sản của mình để cầm cố, thế chấp, bảo đảm khoản vay theo quy định của BIDV.

Sau khi được lãnh đạo BIDV Hội sở chính đồng ý, Phạm Công Danh chỉ đạo cấp dưới là Mai Hữu Khương lựa chọn 12 công ty để đứng tên trên hồ sơ vay vốn khống. Bị cáo Danh đã dùng tài sản trong đó có 3.070 tỷ đồng tiền gửi của VNCB tại BIDV để bảo lãnh các khoản vay trên. Sau đó, BIDV đã giải ngân 4.700 tỷ đồng cho 12 công ty vay vốn theo mô hình 4 nhà.

Sau khi giải ngân, BIDV yêu cầu 12 công ty trên cung cấp bổ sung hồ sơ, hoá đơn chứng minh việc mua bán, giao nhận hàng hoá VLXD và phối hợp để BIDV tiến hành kiểm tra việc sử dụng vốn vay nhưng các công ty không cung cấp. Sau khi vay 4.700 tỷ đồng của BIDV, các công ty đã trả nợ một phần để lấy lại tài sản thế chấp và quyền sử dụng đất. Số nợ còn lại, BIDV phải dùng tiền gửi của VNCB trả thay theo bảo lãnh, gây thiệt hại cho VNCB hơn 2.550 tỷ đồng.

15h59

Phạm Công Danh,Trầm Bê lại ra ngoài chăm sóc sức khoẻ.

Thẩm phán Phạm Lương Toản cho phép Phạm Công Danh vàTrầm Bê ra ngoài để chăm sóc sức khoẻ. Thẩm phán cũng đề nghị luật sư củaTrầm Bê và Phạm Công Danh cùng Kiểm sát viên vào xác nhận biên bản hai bị cáo ngồi chăm sóc sức khoẻ vẫn có thể nghe cáo trạng bình thường.

Từ sáng 10/1, HĐXX sẽ thẩm vấn các bị cáo trong đại án Trầm Bê - Phạm Công Danh

Trong khi đó nữ đại gia Hứa Thị Phấn còn 7% sức khoẻ, xin vắng mặt tại phiên toà.Luật sư của bà Phấn đã gửi kèm đơn, kết quả giám định sức khoẻ của hội đồng giám định y khoa. Theo đó, kết quả giám định cho thấy bà Hứa Thị Phấn chỉ còn có 7% sức khoẻ, không đủ khả năng tham dự phiên toà.

Từ sáng 10/1, HĐXX sẽ thẩm vấn các bị cáo trong đại án Trầm Bê - Phạm Công Danh

Thẩm phán Phạm Lương Toản thông báo đến hôm nay (9/1), HĐXX mới nhận được đơn xin vắng mặt của những người này. Trước đó, HĐXX đã ký giấy triệu tập lại những người vắng mặt trong phiên xét xử ngày ngày 8/1. Những người vắng mặt tại phiên toà xin giữ nguyên toàn bộ lời khai đã khai tại cơ quan điều tra. Ngoài ra, lãnh đạo Ngân hàng TPbank cũng xin vắng mặt tại toà, giữ nguyên lời khai cơ quan điều tra.

14h28

Phiên tòa sở thẩm xét xử vụ ánTrầm Bê và đồng phạm tiếp tục.

Trước khi tiếp tục công bố cáo trạng, thẩm phán Phạm Lương Toản cho biết HĐXX đã nhận được đơn xin vắng mặt, kèm bệnh án của một số người được toà triệu tập.

Đặc biệt, ông Trần Bắc Hà xin phép vắng mặt vì đang điều trị ung thư gan. Ngoài ra, HĐXX cũng nhận được đơn của ông Đoàn Ánh Sáng, Trần Lục Lang…xin phép không có mặt vì lý do sức khoẻ.

Từ sáng 10/1, HĐXX sẽ thẩm vấn các bị cáo trong đại án Trầm Bê - Phạm Công Danh

11h55

Tòa tạm nghỉ

Như vậy trong buổi sáng hôm nay (9/1) hai đại diện VKS mới chỉ công bố được một nửa cáo trạng, phần tiếp theo sẽ được công bố vào buổi chiều. 

Trong cáo liên quan đến Phạm Công Danh được công bố trước đó nêu, tháng 5/2013, Phạm Công Danh chỉ đạo Phan Thành Mai rút tiền ra khỏi VNCB, chuyển về cho ông Danh sử dụng. Mai đề xuất với ông Danh ủy thác qua Quỹ Lộc Việt mua trái phiếu Tập đoàn Thiên Thanh.

Phan Thành Mai trao đổi với Nguyễn Việt Hà (Tổng Tổng giám đốc Quỹ Lộc Việt) dùng biện pháp uỷ thác đầu tư sang Quỹ Lộc Việt và nhờ ông Hà mượn pháp nhân các công ty để vay tiền TPBank, lấy tiền mua trái phiếu của Tập đoàn Thiên Thanh và Công ty Trung Dung, VNCB sẽ bảo lãnh cho các khoản vay trên.Bị cáo Nguyễn Việt Hà đã trao đổi với Đặng Thị Bích Thuỷ (Phó giám đốc khối Khách hàng doanh nghiệp TPBank) và Đinh Việt Cường (Giám đốc khối Khách hành doanh nghiệp TPBank), cùng lựa ra 11 pháp nhân là các công ty để tham gia vào việc vay vốn, mua bán trái phiếu…

Trong đó, bà Hà giới thiệu 5 công ty, bà Thủy giới thiệu 4 công ty, Cường giới thiệu 1 công ty và ông Danh giới thiệu 1.Đến ngày 11/4/2014, TPBank đã tự trích hơn 1.740 tỷ đồng là tiền gửi của VNCB tại TPBank để thu hồi nợ vay của 11 công ty nói trên.

11h21

HĐXX trở lại làm việc. Đại diện VKS tiếp tục đọc cáo trạng. Do cáo trạng rất dài, hai đại diện VKS thay nhau công bố. 

Chủ toạ Phạm Lương Toản cho biết do bị cáo Trần Hiệp (nguyên thành viên HĐQT VNCB) có đơn trình bày bị ung thư, không thể đứng lâu để nghe cáo trạng. Do đó, HĐXX quyết định cho phép bị cáo ngồi nghe. Các bị cáo nhưTrầm Bê, Nguyễn Việt Hà, Đặng Thị Bích Thuỷ cũng được phép ngồi nghe cáo trạng. 

Bị cáo Phạm Quang Huy rút lại lời từ chối luật sư bào chữa. Theo đó, luật sư Hoàng Trung sẽ tiếp tục tham gia bào chữa cho bị cáo này.

10h47

Ông Trần Bắc Hà vẫn chưa đến tòa

Thông tin từ TAND TP.HCM cho biết, cả ông Trần Bắc Hà và ông Đoàn Ánh Sáng được triệu tập đến tòa với hai tư cách: vừa là người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan, vừa là người làm chứng. 

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, một nguyên thẩm phán Tòa phúc thẩm TAND tối cao tại TP. HCM cho rằng tòa xác định 2 tư cách tham gia tố tụng của một số cá nhân thì đều có dụng ý. 

"Người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan nếu không đến tòa thì tòa không được dẫn giải. Tuy nhiên nếu người làm chứng không đến thì tòa có thể ra quyết định dẫn giải. Vì vậy nếu ông Trần Bắc Hà và ông Đoàn Ánh Sáng không đến tòa thì có thể bị tòa áp dụng biện pháp dẫn giải khi thấy cần thiết" - Vị nguyên thẩm phán này cho biết.

Sáng nay 9-1, ông Trần Bắc Hà vẫn tiếp tục vắng mặt tại tòa dù được tòa triệu tập.

09h36

Chủ toạ Phạm Lương Toản công bố cáo trạng liên quan đến Phạm Công Danh. 

Cáo trạng cáo buộc Phạm Công Danh gây thiệt hại hơn 1.835 tỷ đồng. Cáo trạng xác định hành vi Cố ý làm trái của Phạm Công Danh và đồng phạm trong việc gửi tiền sang ngân hàng Sacombank, cho vay, bảo lãnh và trả nợ thay cho 6 công ty, gây thiệt hại cho VNCB hơn 1.835 tỷ đồng.

Trước đó, VNCB có khoản nợ 2.600 tỷ đồng tại BIDV từ năm 2012. Giữa năm 2013, đến hạn trả nợ. Để có tiền thanh toán khoản vay trên, ngày 23/3/2013, bị cáo Danh chỉ đạo lập Biên bản họp HĐQT VNCB và ký ban hành Nghị quyết số 15. Để triển khai nghị quyết, giữa tháng 4/2013, Phạm Công Danh đến chi nhánh Sacombank tại quận 3 để liên hệ vay tiền.

Từ sáng 10/1, HĐXX sẽ thẩm vấn các bị cáo trong đại án Trầm Bê - Phạm Công Danh

Lúc này, bị cáoTrầm Bê và bị cáo Phan Huy Khang (Tổng Giám đốc Sacombank) cho Phạm Công Danh vay 1.800 tỷ đồng với tài sản bảo đảm là tiền gửi của VNCB.Ông Danh chỉ đạo nhân viên VNCB và nhân viên Tập đoàn Thiên Thanh (tập đoàn của ông này) sử dụng 6 lượt công ty do chính mình thành lập hoặc mượn pháp nhân lập 6 bộ hồ sơ khống đứng tên các công ty đó để vay vốn tại Sacombank.

Trong ngày 26/4/2013, toàn bộ khoản vay 1.800 tỷ đồng của 6 công ty tại Sacombank, chi nhánh Hưng Đạo và chi nhánh quận 8 được chuyển vào tài khoản của ông Danh.Trước đó vào lúc 9 giờ, VKS tạm dừng đọc cáo trạng để cho phép Phạm Công Danh ra ngoài.

Theo Chủ toạ, Phạm Công Danh bị suy thận độ 3 nên không thể ngồi lâu nghe cáo trạng. Do đó, HĐXX cho phép bị cáo Danh ra ngoài gần vị trí của VKS để tiếp tục nghe cáo trạng trong khi bác sĩ chăm sóc sức khoẻ.Trong ngày xét xử đầu tiên, Phạm Công Danh cũng liên tục được đưa ra ngoài để bác sĩ chăm sóc. 

08h58

VKS đang công bố cáo trạng.

Bị cáo Phạm Công Danh,Trầm Bê, Nguyễn Việt Hà, Đặng Thị Bích Thuỷ, được chủ toạ cho phép ngồi nghe cáo trạng vì lý do sức khoẻ. Tất cả các bị cáo đứng nghe công bố cáo trạng.

Bị cáo Nguyễn Thị Kim Vân (nguyên Giám đốc Công ty TNHH MTV TM&DV Hương Vi) từ chối luật sư bào chữa do toà chỉ định. Theo đó, bị cáo sẽ thực hiện quyền tự bào chữa cho mình. Ngoài ra, gia đình bị cáo Phạm Quang Huy cũng từ chối 1 luật sư bào chữa. Theo chủ toạ, bị cáo vẫn còn luật sư khác tham gia bào chữa trong phiên toà. 

Tại phiên xử ngày 8/1, những người có nghĩa vụ liên quan như ông Trần Bắc Hà (cựu Chủ tịch ngân hàng BIDV), Trần Quý Thanh (Chủ tịch Tập đoàn Tân Hiệp Phát), bà Hứa Thị Phấn (nguyên Chủ tịch ngân hàng Đại Tín) vắng mặt. Chỉ có ông Trần Quý Thanh cử người đại diện theo ủy quyền tham gia.

Theo các luật sư, đây là vụ án đặc biệt nghiêm trọng, số tiền gây thiệt hại của ông Phạm Công Danh và đồng phạm lên đến 6.127 tỷ đồng. Vì vậy, việc có mặt của những người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan là rất cần thiết để giúp HĐXX làm rõ sự thật của vụ án."Ông Trần Bắc Hà là người ký phê duyệt 12 chủ trương để ông Phạm Công Danh vay 4.700 tỷ trong khi các công ty chỉ mới thành lập thì ông Hà bắt buộc phải có mặt tại tòa để đối chất", luật sư Trần Minh Hùng (Đoàn Luật sư TP.HCM) bày tỏ quan điểm.

Cũng theo luật sư Hùng, những người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến vụ án đều đã được cơ quan điều tra lấy lời khai trước đó. Nên HĐXX vẫn có thể căn cứ vào lời khai để xét xử vụ án. Tuy nhiên, vai trò của ông Trần Bắc Hà trong vụ án này vô cùng quan trọng nên không thể vắng mặt."Việc đánh giá mức độ, tính chất vụ án trong trường hợp này thuộc về HĐXX.

Nhưng việc các công ty mới thành lập, không kinh doanh gì, chỉ dùng tên để vay tiền mà ông Trần Bắc Hà vẫn ký duyệt chủ trương cho vay số tiền quá lớn như vậy thật khó để tin ông Hà không hề biết", luật sư Đỗ Hải Bình nghi vấn.Luật sư Bình nói thêm: "Tòa án có thể áp dụng biện pháp cưỡng chế (áp giải) trong hoạt động tố tụng nếu xét thấy việc vắng mặt của họ không thể làm sáng tỏ toàn bộ nội dung vụ án".

Ông Trầm Bê tại tòa ngày hôm qua, 8/1.
ÔngTrầm Bê tại tòa ngày hôm qua, 8/1.

TAND TP.HCM tiếp tục phiên xét xử sơ thẩm vụ ánTrầm Bê - Phạm Công Danh cùng 44 đồng phạm bị truy tố về tội Cố ý làm trái quy định về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. 

- Trong ngày xét xử 8/1, nhiều "đại gia" như: Trần Bắc Hà (cựu Chủ tịch ngân hàng BIDV), Trần Quý Thanh (Chủ tịch Tập đoàn Tân Hiệp Phát), bà Hứa Thị Phấn (nguyên Chủ tịch ngân hàng Đại Tín) vắng mặt. Chỉ có ông Trần Quý Thanh cử người đại diện theo ủy quyền tham gia.

- VKS đề nghị HĐXX tiếp tục triệu tập những người như ông Trần Bắc Hà, Đoàn Ánh Sáng, Trần Lục Lang vì sự vắng mặt của họ có thể ảnh hưởng đến việc xét xử tại phiên tòa.

- ÔngTrầm Bê, Phạm Công Danh và một số bị cáo khác liên tục gặp vấn đề về sức khỏe phải nhờ đến sự chăm sóc của nhân viên y tế.

P.V
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement