Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Từ năm 2019, người lao động và doanh nghiệp cần phải biết những điều gì?

Chính sách - Hạ tầng

26/01/2019 08:42

Một số chính sách liên quan đến người lao động, doanh nghiệp được thay đổi trong năm 2019

Lương tối thiểu vùng tăng 200.000 đồng/tháng so với năm trước

Theo Nghị định 157/2018/NĐ-CP, từ ngày 01/01/2019, mức lương tối thiểu vùng của người lao động làm việc tại các doanh nghiệp chính thức tăng, cụ thể như sau:  

Từ năm 2019, người lao động và doanh nghiệp cần phải biết những điều gì?
  Từ ngày 01/01/2019 Lương tối thiểu vùng tăng 200.000 đồng/tháng (Ảnh minh họa).

Từ ngày 01/01/2019 Lương tối thiểu vùng tăng 200.000 đồng/tháng (Ảnh minh họa).

Doanh nghiệp không được trả lương cho người lao động thấp hơn mức lương tối thiểu vùng. Trường hợp doanh nghiệp đang trả lương thấp hơn lương tối thiểu vùng nêu trên thì phải điều chỉnh lại cho người lao động.

Không được tính thời gian thử việc để trả trợ cấp thôi việc

Từ năm 2019, người lao động và doanh nghiệp cần phải biết những điều gì?

Theo Nghị định 148/2018/NĐ-CP quy định, thời gian thử việc không còn được tính là thời gian làm việc để nhận trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm.

Thời gian để tính trợ cấp thôi việc làm là tổng thời gian người lao động làm việc thực tế cho doanh nghiệp trừ đi thời gian đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp và thời gian đã được chi trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm trước đó.

Trong đó thời gian làm việc thực tế gồm: Thời gian làm việc thực tế theo hợp đồng lao động; Thời gian được người sử dụng lao động cử đi học; Thời gian nghỉ hưởng chế độ ốm đau, thai sản. Như vậy không có thời gian thử việc như theo Nghị định 05/2015/NĐ-CP trước đây.

Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 12 năm 2018.

Trình tự xử lý kỷ luật lao động theo quy định mới như sau:

Theo Nghị định 148/2018/NĐ-CP;

- Phát hiện người lao động vi phạm kỷ luật lao động tại thời điểm xảy ra vi phạm thì người sử dụng lao động phải lập biên bản và tiến hành họp để xử lý kỷ luật lao động;

- Phát hiện sau thời điểm xảy ra vi phạm, có đủ căn cứ chứng minh được lỗi của người lao động trong thời hiệu xử lý kỷ luật lao động thì người sử dụng lao động thông báo tổ chức cuộc họp xử lý kỷ luật lao động; trong tối đa 03 ngày các thành phần tham dự phải xác nhận tham dự cuộc họp, Trường hợp không tham dự phải thông báo cho người sử dụng lao động và nêu rõ lý do.

- Cuộc họp xử lý kỷ luật lao động phải được lập thành biên bản và biên bản đó phải có chữ ký của tất cả các thành viên dự họp;

- Người ký hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động là người ra quyết định xử lý kỷ luật.

Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 12 năm 2018.

Tự kiểm tra việc chấp hành pháp luật lao động ít nhất 01 lần/năm

Từ năm 2019, người lao động và doanh nghiệp cần phải biết những điều gì?

Theo Thông tư 17/2018/TT-BLĐTBXH. Từ năm 2019, người sử dụng lao động phải tổ chức tự kiểm tra việc chấp hành pháp luật lao động tại cơ sở của mình ít nhất 01 lần/năm nhằm đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật lao động và có giải pháp cải tiến việc tuân thủ.

Cụ thể, thời gian tự kiểm tra do doanh nghiệp tự quyết định. Thời kỳ tự kiểm tra là từ ngày 01/01 dương lịch của năm trước đến thời điểm kiểm tra.

Nội dung tự kiểm tra pháp luật lao động gồm: Việc trả lương cho người lao động; Việc tuyển dụng và đào tạo lao động; Việc giao kết và thực hiện hợp đồng lao động; Thời giờ làm việc và nghỉ ngơi…

Lưu ý: Điều 13 Thông tư này quy định, doanh nghiệp không chấp hành công tác tự kiểm tra và báo cáo theo quy định tại Thông tư này là cơ sở để cơ quan thanh tra nhà nước về lao động tiến hành thanh tra đột xuất hoặc đưa vào kế hoạch thanh tra năm sau, đồng thời là tình tiết tăng nặng để quyết định mức xử phạt vi phạm hành chính, nếu gây hậu quả nghiêm trọng sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự và bị xử lý bằng các hình thức khác theo quy định của pháp luật.

XUÂN NHƠN (t/h)
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement