Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Tư duy phản biện của những nhà lỗi lạc trong lịch sử

Doanh nhân

31/05/2017 07:00

Dưới đây là tư duy phản biện của những đầu óc lỗi lạc nhất trong lịch sử. Hãy cùng chúng tôi chiêm chiêm nghiệm vào công việc và bản thân nhé.

1. Đừng chỉ trích ý kiến của ai chỉ vì nó khác với quan điểm của bạn. Có thể cả hai đều sai. (Dandemis)

2. Đọc không phải để phủ nhận, bác bỏ; không phải để tin và thừa nhận; không phải để đàm luận, trò chuyện; mà là để cân nhắc, xem xét tầm ảnh hưởng. (Francis Bacon)

3. Không bao giờ chìm đắm trong giả thiết của bạn. (Peter Medawar)

4. Tất cả niềm tin vào bất kỳ một điều gì đều là lý thuyết ở một mức độ nào đó. (Stephen Schneider)

5. Lỗi của con người là lý thuyết hóa trước khi có dữ liệu. Một người thờ ơ bắt đầu với việc bóp méo sự thật để tương thích với những lý thuyết, thay vì các lý thuyết tạo ra để phản ánh các sự thật. (Authur Conan Doyle)

6. Một lý thuyết không nên cố giải thích tất cả sự thật, vì một vài sự thật là sai. (Francis Crick)

7. Sửa một lỗi sai có ích, thậm chí lại tốt hơn tạo ra một sự thật hoặc một thực tế mới. (Charles Darwin)

8. Điều gì không thuận là điều thú vị nhất. (Richard Feynman)

9. Thà ngu dốt còn hơn là mù quáng. Ngu dốt cũng giống như một người không tin lấy điều gì, thay vì anh ta đi tin vào một điều gì đó sai lầm. (Thomas Jefferson)

10. Tất cả mọi sự thật đều trải qua ba giai đoạn. Đầu tiên, chúng bị giễu cợt, thứ hai, chúng bị chống đối kịch liệt, và cuối cùng, chúng được thừa nhận hiển nhiên. (Aurthur Schopenhauer)

11. Bạn không biết gì không có nghĩa bạn gặp rắc rối. Rắc rối là ở chỗ bạn khẳng định một điều gì đó nhưng nó lại không đúng. (Mark Twain)

P.V (Kiến thức)
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement