25/03/2019 14:00
Từ 2015 đến nay, FLC đã bị cưỡng chế nộp thuế gần 161 tỷ đồng
Từ ngày 23/1/2015 đến ngày 13/3/2019, FLC đã nhận tới 66 quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế với số tiền phạt gần 161 tỷ đồng.
Cụ thể, vào ngày 23/1/2015, Tập đoàn FLC nhận tới 15 quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản của FLC tại 15 tài khoản, với số tiền gần 251 triệu đồng.
Lý do, FLC nợ tiền thuế, chậm nộp thuế quá 90 ngày, kể từ ngày hết hạn nộp thuế, gia hạn thuế theo quy định của Luật quản lý thuế.
FLC liên tục bị cưỡng chế nộp thuế với số tiền lên tới hàng trăm triệu đồng. |
Đến ngày 14/9/2016, FLC nhận tới 22 quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản của FLC tại 22 tài khoản, số tiền 125,4 tỷ đồng. Nguyên nhân là FLC nợ tiền thuế, chậm nộp thuế quá 90 ngày, kể từ ngày hết hạn nộp thuế, gia hạn thuế theo quy định của Luật quản lý thuế.
Chỉ sau đó 1 tháng, vào ngày 18/10/2016, FLC tiếp tục nhận được 22 quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản của FLC tại 22 tài khoản, số tiền 4,2 tỷ đồng. Lần này, FLC bị cưỡng chế thuế cũng với lý do nợ tiền thuế, chậm nộp thuế quá 90 ngày, kể từ ngày hết hạn nộp thuế, gia hạn thuế theo quy định của Luật quản lý thuế.
Ngày 31/10/2017, FLC tiếp tục nhận 5 quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản của FLC tại 5 tài khoản, số tiền gần 2,1 tỷ đồng. Lý do của lần này là người nộp thuế có số tiền quá hạn nộp, phải thực hiện cưỡng chế theo quy định tại Thông tư số 215/2013/TT-BTC.
Lần gần đây nhất, FLC bị cưỡng chế thuế là ngày 13/3/2019. FLC nhận quyết định số 344/QĐ-CCT và bị cưỡng chế gần 28,5 tỷ đồng. Lý do, FLC nợ tiền thuế, chậm nộp thuế quá 90 ngày, kể từ ngày hết hạn nộp thuế, gia hạn thuế theo quy định của Luật quản lý thuế.
Advertisement
Advertisement
Đọc tiếp