Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Từ 1/7, những ai chuyển tiền trên 10 triệu đồng phải xác thực sinh trắc học?

Ngân hàng

10/06/2024 20:18

Từ 1/7, khách hàng phải xác thực sinh trắc học khi giao dịch ngân hàng lần đầu bằng Mobile Banking hoặc giao dịch chuyển tiền có giá trị lớn hơn 10 triệu đồng. Hiện tại, người dùng có thể cài đặt thông tin sinh trắc học trên ứng dụng ngân hàng.

Thời gian gần đây các ngân hàng đã đồng loạt phát đi thông báo, yêu cầu khách hàng cài đặt sinh trắc học để đáp ứng quy định mới về thanh toán ngân hàng được áp dụng từ 1/7 tới đây.

Để cài đặt sinh trắc học, khách hàng có thể mang Căn cước công dân gắn chip đến các điểm giao dịch của ngân hàng; hoặc có thể tự cài đặt online bằng cách truy cập ứng dụng Mobile Banking của ngân hàng và thao tác theo các hướng dẫn của ngân hàng.

Với đối tượng người cao tuổi, do không quen sử dụng công nghệ hoặc điện thoại với đầu đọc chip từ căn cước công dân không thành công, người dùng có thể ra quầy để thực hiện các bước theo hướng dẫn.

Theo các ngân hàng, việc yêu cầu xác thực sinh trắc học sẽ tăng cường độ phức tạp của quy trình giao dịch khi người dùng cần thực hiện thêm một bước xác thực và cung cấp thông tin sinh trắc học của mình khi chuyển khoản, nhưng điều này giúp tăng cường bảo mật, ngăn chặn việc truy cập trái phép và hạn chế tối đa khả năng bị lừa đảo, mang lại sự an tâm và tin tưởng cho người dùng khi sử dụng app ngân hàng.

Từ 1/7, những ai chuyển tiền trên 10 triệu đồng phải xác thực sinh trắc học?- Ảnh 1.

Ảnh minh họa.

Các chuyên gia cho rằng các biện pháp xác thực giao dịch truyền thống như mật khẩu và mã xác thực một lần (OTP) ngày càng dễ bị tấn công. Mặt khác, xác thực bằng sinh trắc học, có những đặc điểm độc nhất của mỗi người, hoàn toàn có thể hạn chế tối đa khả năng làm giả, gian lận của đối tượng xấu.

Giải pháp này cho phép cơ quan quản lý, tổ chức cung cấp dịch vụ xác định được chính xác chủ tài khoản, người thực hiện giao dịch, người thụ hưởng. Điều này không chỉ bảo vệ tài khoản của khách hàng mà còn giúp ngân hàng giảm thiểu rủi ro gian lận, theo Vneconomy.

Các giao dịch cần xác thực sinh trắc học bao gồm: Chuyển tiền online trên 10 triệu đồng/lần hoặc tổng số tiền giao dịch từ 20 triệu đồng/ngày trở lên; Giao dịch lần đầu bằng ứng dụng ngân hàng (Mobile Banking) hoặc trước khi giao dịch trên thiết bị khác với thiết bị đang giao dịch lần gần nhất.

Ngoài ra, một số ngân hàng cũng áp dụng với một số giao dịch khác như: Đăng nhập lần đầu sau khi bấm “Quên mật khẩu” và cấp lại mật khẩu mới; Giao dịch thanh toán, tiết kiệm, giao dịch ví điện tử…

Tuy nhiên, không phải trường hợp nào chuyển tiền online trên 10 triệu đồng/lần hoặc tổng số tiền giao dịch từ 20 triệu đồng/ngày trở lên, cũng phải thực hiện sinh trắc học.

Ông Phạm Anh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Thanh toán (Ngân hàng Nhà nước) cho biết, quy định chỉ áp dụng với các giao dịch chuyển tiền thông thường, không áp dụng với các giao dịch thanh toán mà ở đó bên nhận tiền đã là điểm đến rõ ràng.

“Ở đây, tôi muốn làm rõ là giao dịch chuyển tiền”, ông Phạm Anh Tuấn nhấn mạnh. “Còn tất cả các giao dịch thanh toán mà các đơn vị chấp nhận thanh toán, các tổ chức tín dụng, các trung gian thanh toán đã xác thực thì không yêu cầu xác thực sinh trắc học. Ví dụ thanh toán tiền điện, nước, thanh toán thuế, thanh toán phí giao thông,... tất cả những giao dịch có điểm đến rõ ràng thì không yêu cầu phải xác thực sinh trắc học”.

Đối với trường hợp giao dịch dưới 10 triệu đồng/lần giao dịch, Quyết định 2345 cũng nêu rõ tổng giá trị các giao dịch trong ngày dưới 20 triệu đồng sẽ không phải thực hiện xác thực bằng sinh trắc học.

Nếu tổng giá trị giao dịch thực hiện trong ngày quá 20 triệu đồng, giao dịch tiếp theo sẽ yêu cầu người chuyển tiền xác thực sinh trắc học, nhưng cũng chỉ phải xác thực sinh trắc học một lần khi vượt 20 triệu đồng.

“Như vậy là đã tạo điều kiện hết sức thuận lợi cho người dùng vì chúng tôi xác định chuyển tiền khác với thanh toán”, ông Phạm Anh Tuấn nói.

Ông Phạm Anh Tuấn cũng cho biết đã có 60 tổ chức tín dụng triển khai xác thực khách hàng thông qua căn cước công dân gắn chip tại quầy, 49 tổ chức tín dụng thực hiện xác thực căn cước công dân gắn chip qua ứng dụng trên thiết bị di động, 22 đơn vị tham gia triển khai ứng dụng Định danh và xác thực điện tử công dân (VNeID).

Trước đó, ngay sau khi Quyết định 2345 được ban hành, các tổ chức tín dụng đã khẩn trương, tích cực triển khai xây dựng lộ trình áp dụng, rà soát cơ sở dữ liệu, xây dựng các giải pháp công nghệ phù hợp. Các giải pháp do doanh nghiệp thực hiện đã hỗ trợ các tổ chức tín dụng trong việc thu thập dữ liệu khách hàng để so khớp với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Để có thể xác thực sinh trắc học lần đầu theo Quyết định 2345 trên ứng dụng ngân hàng, người dân cần đăng nhập vào ứng dụng, lựa chọn tính năng Cập nhật thông tin (tên gọi có thể khác nhau đối với mỗi ứng dụng ngân hàng). Sau đó thực hiện quét khuôn mặt; chụp căn cước công dân mặt trước và mặt sau; quét thông tin từ căn cước công dân gắn chip vào đầu đọc NFC trên điện thoại để truyền dữ liệu. Cuối cùng, xác nhận thông tin và xác thực OTP là đã hoàn tất việc cập nhật dữ liệu.

AN LY (tổng hợp)
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement