Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Trước thuốc an thần, thịt heo từng dính “phốt” nào?

Trước vụ Chi cục quản lý thị trường TP Hồ Chí Minh phát hiện gần 5 ngàn con heo bị tiêm chất an thần trước khi giết mổ, ngành chăn nuôi heo đã từng dính "phốt” nghi án liên quan đến chất lượng thịt.

Tại một cuộc họp vào tháng 10/2015, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông Thôn cho biết chỉ trong vòng 9 tháng đầunăm 2015 đã có hơn 68 tấn Clenbuterol được nhập vào Việt Nam.

Trong y tế, Clenbuterol là một chất được sử dụng nhiều trong khoa hô hấp với chỉ định dùng trong thăm dò chức năng hô hấp, điều trị cơn hen, co thắt phế quản... . Vì thế, Bộ Y tế cho phép nhập khẩu chất này để điều trị bệnh cho người.

Tuy nhiên, đây là một loại chất cấm sử dụng trong chăn nuôi vì chất này để lại tồn dư trên sản phẩm và về lâu dài sẽgây nguy hại cho sức khỏe người tiêu dùng. Nếu người tiêu dùng sử dụng nhiều thực phẩm có chất này sẽ gây ra tình trạng lờn thuốc kháng sinh và ngành y tế sẽ khó khăn trong điều trị bệnh.

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thời điểm đó, ông Cao Đức Phát cho rằng con số 68 tấn Clenbuterol là quá nhiều vì thực tếsố lượng chất này được dùng trong y tếrất ít.

Nhận định của ông Cao Đức Phát là có cơ sở, bởi trước đó không lâu, vào ngày 19/8/2015, các cơ quan chức năng đã phát hiện 750 kg chất tạo nạc tại một cơ sở sản xuất thuốc thú y trên địa bàn quận Tân Phú (TPHCM), trong đó có Salbutamol - chất cấm sử dụng trong chăn nuôi.

Trước đó một ngày (ngày 18/8), Chi cục Thú y Đồng Nai đã tiến hành xét nghiệm lần hai đối với đàn heo của 11/14 hộ có phát hiện dương tính với chất tạo nạc. Kết quả có 3/11 mẫu được xét nghiệm vẫn có kết quả dương tính với loại chất cấm này.

Như đã thông tin, vào khoảng 22h30 ngày 28/9, Phòng 7, Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường (C49B), Bộ Công an tại TP.HCM, phối hợp với Thanh tra của Bộ NN-PTNT kiểm tra khu giết mổ gia súc Xuyên Á (ở huyện Củ Chi), bắt quả tang 2 người đàn ông dùng kim tiêm thuốc gây mê vào heo.

Tại hiện trường, cảnh sát phát hiện hàng chục lọ thuốc combistress (loại 50 ml) và lactated ringers (loại 500 ml) đã pha thuốc an thần.

Thịt heo từng bị cho là sử dụng chất tạo nạc

Trước đó, chủ lò đã đưa 5.231 con heo về đây giết mổ. Ở thời điểm bị cảnh sát bắt quả tang, nhân viên đã tiêm thuốc vào 4.626 con heo.

Thanh tra Bộ NN&PTNT cho biết combistress là dạng thuốc mê, nếu ăn phải có nguy cơ gây ung thư. Bước đầu, chủ lò mổ khai nhận tiêm thuốc an thần để cho thịt heo mềm, dẻo.

Lò mổ trên được đầu tư xây dựng dây chuyền giết mổ, rồi cho 20 chủ lò giết mổ heo thuê lại để đưa heo về đây làm thịt, cung cấp cho thương lái tung ra thị trường tiêu thụ.

Theo cơ quan điều tra, trước khi giết mổ, có ít nhất hơn 10 chủ lò tiêm thuốc nói trên cho heo. Sau đó, số thịt heo này được cung cấp cho một số chợ đầu mối ở TP.HCM, phân phối cho các chợ.

Từ năm 2018, cấm dùng chất kháng sinh trong chăn nuôi

TheoCục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT), quy định mới sẽ giảm liều lượng kháng sinh cho phép trong thức ăn chăn nuôi từ 8-10 ppm/tấn xuống còn 5 ppm/tấn, đồng thời ngưng cho phép dùng kháng sinh trộn sẵn trong thức ăn nhằm phòng bệnh cho vật nuôi. Vì vậy, từ năm 2018 những chất này sẽ bị cấm dùng trong chăn nuôi.

Được biết Mỹ và Thái Lan ngừng sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi từ năm 2017, EU đã ngừng sử dụng từ năm 2006.

N.M
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement