18/05/2020 18:07
Trung Quốc xây dựng siêu pháo đài tại Sừng châu Phi để bảo vệ ai?
Pháo đài được bảo vệ cao nằm ở vị trí chiến lược và sẵn sàng tiếp nhận các tàu chiến lớn, theo tạp chí Forbes.
Hải quân Trung Quốc đang hối hả xây dựng một loạt căn cứ ở nước ngoài. Một trong những căn cứ lớn nhất là ở Djibouti, tại vùng Sừng châu Phi.
Câu hỏi là Trung Quốc đang bảo vệ ai? Tại sao nó lại là một pháo đài hiện đại nhưng với cách bố phòng tương tự như kiểu pháo đài châu Âu thời trung cổ, báo Asia Times nêu nghi vấn?
Theo tạp chí Forbes, căn cứ có vị trí chiến lược này dường như đã sẵn sàng nhận các tàu chiến lớn và có thể là tàu sân bay.
Ảnh vệ tinh chụp siêu pháo đài của hải quân Trung Quốc tại vùng Sừng châu Phi. |
Một khía cạnh đặc biệt thú vị của siêu pháo đài hiện đại là hoàn toàn do Trung Quốc thiết kế, thi công. Căn cứ quân sự này thực sự được thiết kế với khả năng phòng thủ cao ở quy mô hiếm thấy ngay cả tại các khu vực có chiến tranh. Công trình khởi động hồi đầu năm 2016 và cơ bản hoàn thành vào đầu năm 2017.
Siêu pháo đài của Trung Quốc có nhiều lớp phòng thủ trương tự cách bố phòng của các lực lượng phương Tây ở Afghanistan và Iraq.
Một cuộc tấn công bằng bộ binh vào căn cứ sẽ bị đáp trả bằng lực lượng lính thủy đánh bộ đóng tại đây. Các loại xe bọc thép như ZBD-09, súng tấn công ZTL-11, pháo tự hành, tên lửa chống tăng và pháo cỡ nòng lớn đều được trang bị cho siêu pháo đài này.
Căn cứ quân sự của các quốc gia khác ở Djibouti, như Căn cứ của Hải quân Mỹ tại Camp Lemonnier gần đó cũng có hệ thống phòng thủ, nhưng không thể nào sánh được với siêu pháo đài của Trung Qưốc.
Một góc nhỏ bên trong pháo đài. |
Trước quy mô và trang bị "khủng" như vậy, các nhà quan sát đặt câu hỏi: căn cứ hải ngoại của Trung Quốc bảo vệ ai?
Trung Quốc không có chút kinh nghiệm nào về phòng thủ khi các căn cứ bị tấn công, theo cách mà các lực lượng phương Tây có ở Afghanistan và Iraq. Nhưng chắc chắn rằng quân đội Trung Quốc đã "học" được từ họ.
Trước sự hiện diện ngày càng tăng với quy mô chưa từng thấy của quân đội Trung Quốc ở Djibouti, các nhà phân tích cho rằng, cuộc chiến (với Mỹ) giành quyền thống trị Biển Đông và các vùng biển lân cận rõ ràng đang nóng lên.
Chủ đề liên quan
Advertisement