25/06/2023 12:36
Trung Quốc tẩy chay mỹ phẩm Nhật vì xả nước thải nhà máy hạt nhân
Một cuộc tẩy chay của người tiêu dùng ở Trung Quốc gây tổn thất lớn cho các nhà sản xuất mỹ phẩm Nhật Bản. Trung Quốc cho rằng kế hoạch xả nuốc thải từ Fukushima của Nhật Bản sẽ gây tổn hại đến sức khỏe cộng đồng,
Chiến dịch lan truyền bắt đầu từ đầu tháng này và lan truyền nhanh chóng trên các nền tảng truyền thông xã hội Trung Quốc. Trước đó vào tháng 4, theo AFP đưa tin, Trung Quốc đã đánh giá việc Nhật Bản thải hơn một triệu tấn nước đã qua xử lý từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima ra đại dương là "cực kỳ vô trách nhiệm".
Người dùng Internet Trung Quốc đã bắt đầu tổng hợp danh sách các thương hiệu Nhật Bản và đặt câu hỏi về sự an toàn của chúng, những hashtag về vấn đề này thu hút khoảng 300 triệu lượt xem trên Twitter, Weibo của Trung Quốc.
Tập đoàn mỹ phẩm Shiseido Co chứng kiến cổ phiếu hàng tuần lao dốc lớn nhất trong gần 10 tháng, giảm 6,8%. Cổ phiếu của các nhà sản xuất mỹ phẩm khác bao gồm Pola Orbis Holdings Inc. và Kose Corp. cũng giảm hơn 3%.
Wakako Sato, nhà phân tích của Công ty Chứng khoán Mitsubishi UFJ Morgan Stanley, cho biết việc tẩy chay có thể là nguyên nhân khiến người tiêu dùng Trung Quốc quay lưng lại với các thương hiệu mỹ phẩm cao cấp của Nhật Bản.
Nước thải từ nhà máy hạt nhân Fukushima thường thu hút sự phẫn nộ của các nước láng giềng của Nhật Bản. Đặc biệt, Trung Quốc đã nhiều lần lên án kế hoạch xả nước đã qua xử lý ra đại dương.
Bắc Kinh cho biết đại dương là "tài sản chung của nhân loại" và việc xử lý nước thải hạt nhân không chỉ là vấn đề trong nước của Nhật Bản. "Trung Quốc sẽ tiếp tục cùng với cộng đồng quốc tế theo dõi chặt chẽ các diễn biến và có quyền đưa ra các phản ứng tiếp theo.", đại diện bộ ngoại giao Trung Quốc cho biết.
Chính phủ Nhật Bản khẳng định việc xả nước khỏi nhà máy là an toàn bởi nó đã được xử lý để loại bỏ hầu hết các yếu tố phóng xạ và sẽ được pha loãng.
Thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga nói rằng việc xử lý nước là một "nhiệm vụ không thể tránh khỏi" trong quá trình ngừng hoạt động kéo dài hàng thập kỷ của nhà máy hạt nhân.
Tuy nhiên, các thương hiệu quốc tế đã học được cách không đánh giá thấp các chiến dịch truyền thông xã hội ở nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Shiseido và Procter & Gamble Co, công ty sở hữu thương hiệu làm đẹp nổi tiếng Nhật Bản SK-II, đã nhanh chóng đưa ra các tuyên bố tại Trung Quốc để đảm bảo sự an toàn của các sản phẩm của họ.
Người phát ngôn của P&G cho biết khi trả lời các câu hỏi của Bloomberg rằng không có rủi ro phóng xạ nào được xác định tại địa điểm sản xuất SK-II và cho rằng những lo ngại trực tuyến là do "thông tin sai lệch".
SK-II gần đây đã mất vị trí trong top 5 vào tay một thương hiệu địa phương trong một sự kiện bán hàng trực tuyến lớn ở Trung Quốc được tổ chức hàng năm. Một số người dùng Internet cũng đang thúc đẩy nhiều công ty bị tẩy chay hơn, với danh sách bổ sung gần đây có thêm các nhãn hiệu sản phẩm và thực phẩm dành cho trẻ em, thậm chí cả các nhãn hiệu Trung Quốc sử dụng nguyên liệu thô của Nhật Bản.
Tuy nhiên, một số người tin rằng điều đó chỉ là nhất thời.
"Chúng tôi nghĩ phong trào tẩy chay này sẽ không phát triển lớn mạnh được đến thị trường mỹ phẩm quốc tế, tuy nhiên ít nhiều nó sẽ có tác động tiêu cực đến hoạt động của các công ty mỹ phẩm Nhật Bản", nhà phân tích Mitsuko Miyasako của Jefferies đã viết trong một ghi chú hôm thứ sáu rằng có khả năng sẽ có một tác động nhỏ đối với các công ty mỹ phẩm Nhật Bản với lệnh cấm của chính phủ.
"Có lẽ một số người chống lại Nhật Bản chỉ cố nhân cơ hội này để gây ảnh hưởng đến những người khác tẩy chay các thương hiệu Nhật Bản. Nhưng tôi nghĩ người tiêu dùng Trung Quốc ngày nay tinh vi hơn nhiều", Jeanie Chen, nhà phân tích cổ phiếu cao cấp tại Morningstar Research Inc cho biết.
(Nguồn: Bloomberg)
Tin liên quan
Advertisement
Advertisement