29/07/2022 14:20
Trung Quốc sẽ từ bỏ mục tiêu tăng trưởng trong năm 2022?
Các nhà lãnh đạo hàng đầu của Trung Quốc hôm thứ Năm (29/7) phát đi tín hiệu cho thấy chính phủ nước này không có biện pháp kích thích lớn nào dành cho nền kinh tế và hạ thấp sự cần thiết của việc đạt được mục tiêu tăng trưởng GDP "khoảng 5,5%" trong năm 2022.
Trong nửa cuối năm, các quan chức cho biết, Trung Quốc sẽ ổn định việc làm và giá cả, theo một phương tiện truyền thông nhà nước công bố sau cuộc họp của các nhà lãnh đạo vào hôm thứ Năm (28/7). Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình là người chủ trì cuộc họp này.
Wang Jun, Giám đốc của Diễn đàn Kinh tế Trung Quốc, cho biết trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại, việc ưu tiên cho việc ổn định giá cho thấy có khả năng sẽ không có bất kỳ chính sách hỗ trợ bổ sung nào. Đồng thời ông lưu ý rằng, lạm phát cao của thế giới có khả năng khiến Trung Quốc sẽ phải đối mặt với áp lực lạm phát lớn hơn trong những tháng tới.
Một trong những đợt kích thích lớn nhất được chính phủ Trung Quốc đưa ra vào cuối tháng 5, khi Hội đồng Nhà nước Trung Quốc, cơ quan điều hành hàng đầu của nước này, công bố 33 biện pháp hỗ trợ kinh tế, từ hoàn thuế đến đầu tư cơ sở hạ tầng.
Ông Wang kỳ vọng chính phủ sẽ tiếp tục sử dụng tín dụng và trái phiếu địa phương để hỗ trợ nền kinh tế và nói thêm rằng chính phủ có thể sẽ không "ép" tăng trưởng 5,5%.
Tổng sản phẩm quốc nội của Trung Quốc chỉ tăng 2,5% trong nửa đầu năm so với một năm trước, sau khi nền kinh tế sụt giảm trong quý thứ hai.
Đợt bùng phát Covid-19 tồi tệ nhất kể từ năm 2020 đã khiến thành phố Thượng Hải bị ảnh hưởng nặng vào tháng 4 và tháng 5 do các hạn chế đi lại ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh.
Bám sát vào "zero-Covid"
Tuy nhiên, vào hôm thứ Năm, các nhà lãnh đạo của Trung Quốc đã không báo hiệu bất kỳ sự thay đổi nào trong chính sách "Zero Covid" của nước này.
"Về mối quan hệ giữa kiểm soát đại dịch và sự phát triển của kinh tế và xã hội [chúng ta phải] ... có tầm nhìn xa, đặc biệt từ quan điểm chính trị, tính toán chi phí chính trị", truyền thông nhà nước cho biết.
Bài viết cũng đã nhấn mạnh cách chính quyền địa phương nên thực hiện cách tiếp cận với Covid-19 theo kiểu "địa phương hóa" hơn, đặc biệt là về chính sách kinh tế và giải quyết các vấn đề trong lĩnh vực bất động sản.
"Các tỉnh có đủ điều kiện để đạt được các chỉ tiêu kinh tế cần phấn đấu", bản tin nêu.
GDP của Thượng Hải giảm 5,7% trong nửa đầu năm so với một năm trước, trong khi thành phố Bắc Kinh chỉ tăng 0,7%, theo dữ liệu được truy cập qua Wind Information. Các tỉnh Sơn Tây, Giang Tây và Phúc Kiến là một trong những tỉnh có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất, ít nhất là 4,6% trong sáu tháng đầu năm 2022.
Cuộc họp của các nhà lãnh đạo phản ánh "một thái độ linh hoạt và thực dụng hơn đối với [mục tiêu] GDP", Bruce Pang, nhà kinh tế trưởng và trưởng bộ phận nghiên cứu của Greater China tại JLL, cho biết.
Ông ước tính tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị là 5,5% vẫn có thể đạt được nếu nền kinh tế phục hồi khoảng 5% trở lên trong nửa cuối năm.
Nên "địa phương hóa" lĩnh vực bất động sản?
Về bất động sản, các nhà lãnh đạo Trung Quốc luôn gắn với phương châm "nhà để ở chứ không phải đầu cơ", đồng thời tuyên bố rằng chính quyền địa phương chịu trách nhiệm giao nhà đã hoàn thiện cho người dân.
Các chủ đầu tư ở Trung Quốc thường bán căn hộ trước khi hoàn thành xây dựng và điều này giúp họ tạo ra một nguồn tiền quan trọng. Tuy nhiên, việc trì hoãn xây dựng gần đây đã khiến nhiều người mua nhà tạm ngừng thanh toán thế chấp vào tháng trước khiến cho các chủ đầu tư gặp rủi ro.
Qin Gang, Giám đốc điều hành của Viện nghiên cứu bất động sản Trung Quốc ICR, cho biết cuộc họp cũng lưu ý cách chính sách giải quyết các vấn đề bất động sản không nên giống nhau ở tất cả các thành phố.
Thay vào đó, ông cho biết nên khuyến khích chính quyền địa phương thực hiện cách tiếp cận "bản địa hóa" trong việc hỗ trợ người dân mua ngôi nhà hoặc bất động sản.
Trong khi đó, các cuộc đàn áp công nghệ một lần nữa cho thấy Trung Quốc đang đạt đến một bước ngoặt.
Tài liệu cuộc họp của Bộ Chính trị kêu gọi tiếp tục phát triển "lành mạnh" "nền kinh tế nền tảng" và "hoàn thành" các điều chỉnh của doanh nghiệp trong lĩnh vực này. Các nhà lãnh đạo cũng cho biết danh sách các lĩnh vực đầu tư "xanh" nên được công bố.
Tài liệu cho biết chính sách cũng phải hỗ trợ niềm tin cho doanh nghiệp, để các doanh nghiệp nước ngoài "dám đầu tư" vào Trung Quốc.
(Nguồn CNBC)
Advertisement
Advertisement