Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Trung Quốc sắp mất vị trí 'thống trị' trên thị trường đất hiếm

Kinh tế thế giới

14/01/2023 08:24

Công ty khai thác mỏ LKAB của Thụy Điển cho biết họ đã tìm thấy mỏ đất hiếm lớn nhất châu Âu ở phía Bắc, một khám phá có thể làm giảm sự phụ thuộc của lục địa này vào Trung Quốc đối với nguồn tài nguyên quan trọng này.

Đất hiếm đóng vai trò then chốt trong việc sản xuất xe điện và hàng điện tử tiêu dùng nhưng thị trường này hiện đang bị chi phối bởi Trung Quốc, nước chiếm 60% sản lượng toàn cầu, theo Cơ quan Địa chất Hoa Kỳ.

Công ty LKAB đã xác định được hơn một triệu tấn đất hiếm ở khu vực Kiruna, nằm ở cực Bắc của đất nước, công ty cho biết trong một tuyên bố hôm thứ Năm (12/1).

Jan Moström, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành tập đoàn của LKAB cho biết: "Đây là một tin tốt, không chỉ đối với LKAB, khu vực và người dân Thụy Điển, mà còn đối với châu Âu và khí hậu.

Trung Quốc sắp mất vị trí 'thống trị' trên thị trường đất hiếm   - Ảnh 1.

Trung Quốc từ lâu được xem là người thống trị trên thị trường đất hiếm.

Không có nguyên tố đất hiếm nào hiện đang được khai thác ở châu Âu, khiến các ngành công nghiệp của châu lục này phụ thuộc vào nhập khẩu. Liên minh châu Âu nhận 98% khoáng sản từ Trung Quốc, theo Ủy ban châu Âu.

Nhưng nhu cầu dự kiến sẽ tăng do điện khí hóa, điều này sẽ dẫn đến tình trạng "cung không đủ cầu" trên toàn cầu vào thời điểm căng thẳng địa chính trị gia tăng, LKAB cho biết.

Công ty này nói thêm rằng sự phụ thuộc của khu vực vào Trung Quốc đối với khoáng sản đất hiếm làm tăng tính dễ bị tổn thương của các ngành công nghiệp châu Âu.

Ebba Busch, Bộ trưởng Bộ Năng lượng, Kinh doanh và Công nghiệp của Thụy Điển, cho biết: "Điện khí hóa, khả năng tự cung tự cấp và sự độc lập của Liên minh châu Âu khỏi Nga và Trung Quốc sẽ bắt đầu ở khu mỏ này. "Chúng ta cần củng cố chuỗi giá trị công nghiệp ở châu Âu và tạo ra những cơ hội thực sự để điện khí hóa xã hội của chúng ta", ông nói thêm.

Tuy nhiên, con đường khai thác còn dài, LKAB nói thêm và cho biết công ty có kế hoạch nộp đơn xin giấy phép khai thác vào cuối năm nay.

Đất hiếm tiếng anh gọi là Rare earth, chúng là nhóm nguyên tố hiếm có hàm lượng ít trong vỏ Trái đất và rất khó tách ra từng nguyên tố riêng biệt.

Cụ thể, hiện có khoảng 17 nguyên tố đất hiếm như sau:

Xeri (Ce), dysprosi (Dy), erbi (Er), europi (Eu), gadolini (Gd), holmi (Ho), lantan (La), luteti (Lu), neodymi (Nd), praseodymi (Pr), promethi (Pm), samari (Sm), scandi (Sc), terbium (Tb), thuli (Tm), ytterbi (Yb) và yttri (Y).

Chúng đóng một vai trò quan trọng, thiết yếu trong cuộc sống và sản xuất. Do vậy mà được xếp vào hàng cực kì quan trọng cho các ngành công nghiệp (trong đó gồm cả ngành sản xuất vũ khí).

"Nếu chúng ta xem xét các quy trình cấp phép khác thì nó sẽ mất ít nhất 10-15 năm trước khi công ty thực sự có thể bắt đầu khai thác và cung cấp nguyên liệu thô cho thị trường", công ty này cho biết.

Do tầm quan trọng của đất hiếm trong ngành công nghệ nên nó đã trở thành một trong những mặt trận chính trong cuộc cạnh tranh Mỹ-Trung.

Hoa Kỳ đã phụ thuộc vào Trung Quốc trong lĩnh vực đất hiếm, đang tìm cách tăng cường tìm chuỗi cung ứng khác. Vào năm 2021, chính quyền TT Biden đã đưa đất hiếm vào một trong số các ưu tiên của chuỗi cung ứng trong nước, để giảm bớt tính dễ bị tổn thương của các ngành này trước căng thẳng địa chính trị.

PV
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement