Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Trung Quốc ra sức kích thích tiêu dùng trước áp lực kinh tế đang giảm sút

Doanh nghiệp

02/08/2019 08:07

Trung Quốc đang đề ra những biện pháp và chính sách nhằm ổn định việc làm và kích thích tiêu dùng trong nước để phần nào giảm áp lực kinh tế.

Theo VOV, hôm 31/7, Thường trực Chính phủ Trung Quốc này đưa ra hành loạt chính sách đảm bảo việc làm, kích thích tiêu dùng, khai thác triệt để nội thu, nhằm ứng phó hiệu quả trước nền kinh tế ngày càng giảm sút.

Theo đó, Trung Quốc sẽ có nhiều chính sách ổn định việc làm, đặc biệt với các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động; thúc đẩy thực hiện hiệu quả các biện pháp hỗ trợ việc làm, nâng cao tay nghề và chuyển đổi ngành nghề, mở rộng tuyển sinh 1 triệu sinh viên cho các trường cao đẳng nghề; thực thi các chính sách hỗ trợ và dịch vụ việc làm cho những đối tượng trọng điểm, như: sinh viên tốt nghiệp và bộ đội phục viên; tạo thêm nhiều điểm tăng trưởng mới trong lĩnh vực việc làm.

        Tăng trưởng kinh tế Trung Quốc đang giảm sút. (Ảnh minh họa: Reuters)
Tăng trưởng kinh tế Trung Quốc đang giảm sút. (Ảnh minh họa: Reuters)

Theo thông tin từ báo VOV, ông Phó Tử Hằng, chuyên gia chứng khoán của Trung Quốc cho biết, kinh tế phát triển thì việc làm mới ổn định. Việc làm ổn định, tình hình kinh tế ổn định sẽ kéo theo thu nhập của người dân ổn định. Việc làm ổn định, tình hình kinh tế ổn định và thu nhập ổn định, sẽ phản ánh trực tiếp lên tiêu dùng.

Ngoài ra, nhằm nghiên cứu đưa ra các kiến nghị chính sách và trọng tâm công tác, mở rộng và nâng cấp tiêu dùng, bao gồm cả tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ. Một trong những chính sách đó là phát triển "kinh tế ban đêm" thì phía Chính phủ Trung Quốc đồng ý cho 26 bộ ngành nước này thiết lập cơ chế "Hội nghị liên tịch hoàn thiện cơ chế thúc đẩy tiêu dùng".

Được biết, trong 6 tháng đầu năm, tiêu dùng đóng góp hơn 60% cho tăng trưởng kinh tế ở Trung Quốc. Đánh giá mới nhất về sức khỏe nền kinh tế của Bộ Chính trị nước này là "áp lực giảm sút của kinh tế trong nước tăng lên", thay vì "kinh tế trong nước tồn tại áp lực giảm sút" như quý 1 năm nay.

Dự báo thị trường của nước này cũng cho rằng, so với mức tăng 6,2% của quý 2, mức tăng thấp nhất trong 27 năm qua, áp lực giảm sút của kinh tế Trung Quốc trong nửa cuối năm sẽ còn lớn hơn.

PHƯỢNG LÊ (t/h)
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement