31/08/2020 08:17
Trung Quốc phản đòn Mỹ, TikTok không thể ‘bán mình’ nếu không xin phép
CNBC đưa tin hôm thứ Năm rằng TikTok sẽ công bố việc bán các hoạt động tại Mỹ, Canada, Úc và New Zealand trong những ngày tới trong một thỏa thuận trị giá 20 tỷ đến 30 tỷ USD.
Tuy nhiên, một quy tắc xuất khẩu cập nhật từ Trung Quốc có thể gây khó khăn cho việc bán các hoạt động của TikTok tại Mỹ, theo các báo cáo được công bố hôm 29/8 trên tờ The Wall Street Journal và The New York Times.
Theo báo cáo, Trung Quốc đã cập nhật các quy tắc kiểm soát xuất khẩu của mình để kết hợp công nghệ có thể bao gồm TikTok, một tuyên bố sau đó được khẳng định lại bằng bài bình luận đăng trên Tân Hoa Xã hôm 29/8.
Cui Fan, giáo sư về thương mại quốc tế tại Đại học Kinh tế - Thương mại quốc tế Bắc Kinh khuyến cáo: “Nếu ByteDance muốn xuất khẩu các công nghệ và sản phẩm công nghệ của họ, tốt nhất là nên thực hiện đúng quy định."
“Vũ khí bí mật” của TikTok là thuật toán theo dõi hành vi, thói quen của người dùng để đưa ra gợi ý xem các video có liên quan. Thuật toán này là nền tảng lõi của trang “For You” trên ứng dụng TikTok. Nếu bán sản phẩm, ByteDance sẽ phải chuyển giao cả thuật toán hoặc mã phần mềm cho đối tác, khi đó sẽ phải đăng ký công nghệ xuất khẩu với cơ quan quản lý. Quy trình đăng ký xuất khẩu này có thể kéo dài 30 ngày, theo ông Cui Fan.
CNBC đưa tin hôm 27/8 rằng TikTok sẽ công bố việc bán các hoạt động tại Mỹ, Canada, Úc và New Zealand trong những ngày tới trong một thỏa thuận trị giá từ 20 tỷ đến 30 tỷ USD, tuy nhiên, các quy định mới về điều kiện mua bán công nghệ, sản phẩm công nghệ của Trung Quốc được đánh giá tác động trực tiếp đến thương vụ ByteDance đang đàm phán. Áp theo đó, hợp đồng thương mại sẽ phải được Chính phủ Trung Quốc xem xét, phê duyệt.
ByteDance đang xem xét các đề nghị từ nhiều công ty, bao gồm cả Oracle và một cuộc đấu thầu chung từ Walmart và Microsoft.
Ảnh: Bloomberg. |
Hôm 14/8, tổng thống Donald Trump tiếp tục ban hành sắc lệnh buộc ByteDance, các công ty con, chi nhánh và các cổ đông Trung Quốc của công ty này phải rút khỏi Hoa Kỳ trong vòng 90 ngày. Trong đó, ByteDance buộc phải bán lại TikTok cho đối tác ở Mỹ.
Theo Tổng thống Trump, các nhà chức trách Mỹ đã có những bằng chứng rất rõ ràng và đủ sức nặng cho thấy nhà phát triển ứng dụng TikTok – ByteDance thực sự là mối đe dọa cho an ninh quốc gia của nước này. Mối đe dọa này bắt đầu rõ ràng kể từ khi ByteDance mua lại mạng xã hội Musical.ly hồi năm 2017.
Trước đó không lâu, Tổng thống Trump đã ký một sắc lệnh cấm các cá nhân và công ty tại Mỹ thực hiện các giao dịch với TikTok nếu ByteDance không thoái vốn khỏi ứng dụng này trong vòng 45 ngày.
Sắc lệnh mới của ông Trump tạo thêm áp lực buộc ByteDance phải thoái vốn khỏi Tik Tok ở Mỹ và là sự hỗ trợ pháp lý cho phép Chính phủ Mỹ thực hiện hàng loạt động thái quan trọng để kiểm soát ứng dụng Trung Quốc mà họ nghi ngờ.
Cũng trong ngày 27/8, Giám đốc điều hành TikTok Kevin Maye đã thông báo từ chức chỉ vài tháng sau khi gia nhập công ty, với lý do áp lực chính trị và việc buộc phải bán.
"Trong vài tuần qua, môi trường chính trị đã thay đổi rất nhanh, và tôi đã phải nhìn nhận xem sự thay đổi cấu trúc công ty nào sẽ là cần thiết, và điều đó sẽ có tác động gì tới chức vụ quản lý toàn cầu mà tôi đang nắm giữ. Trong hoàn cảnh này, khi chúng ta đang chờ đợi một giải pháp thật sớm, tôi rất buồn phải thông báo với mọi người rằng tôi đã quyết định rời công ty," ông nói.
Vào thời điểm căng thẳng với Mỹ mở rộng từ kinh tế, thương mại, công nghệ đến quân sự và ảnh hưởng địa chính trị, Bộ Thương mại Trung Quốc vừa công bố danh sách 23 sản phẩm / nhóm sản phẩm sáng tạo bị hạn chế xuất khẩu, cần có giấy phép đặc biệt trước khi đối tác nước ngoài có thể tiếp cận. Những mặt hàng Trung Quốc đang chiếm ưu thế trên thị trường thế giới có tên trong danh sách gồm thiết bị bay không người lái, thiết bị lade, thiết bị sử dụng trong công nghệ vũ trụ, in 3D, công nghệ mã hóa, thiết kế hầm gió tố độ cao quy mô lớn... “Mục đích là để điều hòa xuất khẩu công nghệ, khuyến khích tiến bộ trong nghiên cứu khoa học và hợp tác kinh tế, khoa học kỹ thuật, bảo đảm an ninh kinh tế quốc gia”, Bộ Thương mại Trung Quốc giải thích về quy định mới. Bộ này cũng khẳng định các biện áp kiểm soát xuất khẩu công nghệ “hoàn toàn phù hợp với thông lệ thương mại và luật pháp quốc tế”. Đây là lần đầu tiên sau 12 Trung Quốc xem xét và bổ sung danh sách dạng này, yêu cầu mỗi hợp đồng xuất khẩu hay hợp tác với nước ngoài đều phải được chính phủ phê duyệt. |
Advertisement
Advertisement