Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Trung Quốc ngừng mọi hoạt động nghiên cứu của nhóm chỉnh sửa gene cặp bé gái song sinh

Du lịch & Ẩm thực

30/11/2018 10:44

Ngày 29/11, chính phủ Trung Quốc ban hành sắc lệnh ngừng tạm thời hoạt động nghiên cứu của những thành viên nhóm chỉnh sửa gene của con người. Quyết định được đưa ra sau khi một nhà khoa học Trung Quốc công bố sự ra đời của hai bé gái sinh đôi mang bộ gene chỉnh sửa.

Cuối tuần qua, kênh The He Lab phát đi một đoạn video chứa thông điệp của nhà khoa học He Jiankui. Ông này công bố đã ứng dụng thành công công nghệ chỉnh sửa gene CRISPR/Cas9, để thay đổi gene của cặp bé gái sinh đôi vừa chào đời.

 Ông He Jiankui và nhóm nghiên cứu chỉnh sửa gene trên người. Ảnh: BI
 Ông He Jiankui và nhóm nghiên cứu chỉnh sửa gene trên người. Ảnh: BI

Mặc dù thông tin chưa được kiểm chứng, nhưng đã gây ra làn sóng phản đối kịch liệt về đạo đức và tính an toàn của nghiên cứu chỉnh nói trên.

Tờ Tân Hoa Xã đã trích dẫn lời của Bộ Y tế, Bộ Khoa học và Công nghệ, Hiệp hội Khoa học Trung Quốc: “Bản chất của vụ việc này là cực kỳ nghiêm trọng. Các cơ quan chức năng đã được lệnh phải tạm thời ngừng hoạt động nghiên cứu khoa học của các cá nhân liên quan”.

Ngày 28/11, ông Jiankui đã tham dự hội nghị về chỉnh sửa hệ gene người tại trường Đại học Hồng Kông. Nhiều chuyên gia đầu ngành đã chỉ trích nhóm nghiên cứu của ông Jiankui là “gây rối sâu sắc” và “vô trách nhiệm”.

Ủy ban tổ chức Hội nghị thượng đỉnh Quốc tế lần thứ 2 về chỉnh sửa hệ gene người viết trong bản tuyên bố chung: “Ngay cả khi quy trình sửa đổi được xác minh, thì quy trình vẫn là vô trách nhiệm và không tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế”.

Ủy ban cũng yêu cầu tiến hành một cuộc đánh giá độc lập về những tuyên bố của ông Jiankui.

Nghiên cứu của ông Jiankui đã gây phẫn nộ trong cộng đồng khoa học Trung Quốc và quốc tế. Ảnh: WP
Nghiên cứu của ông Jiankui đã gây phẫn nộ trong cộng đồng khoa học Trung Quốc và quốc tế. Ảnh: WP

 Trong khi đó, ông Jiankui vẫn khẳng định rằng nghiên cứu chỉ nhằm mục đích giúp hai bé gái miễn nhiễm với HIV, loại siêu virus gây ra bệnh AIDS: "Tôi thực sự tin rằng không chỉ trường hợp này mà cho hàng triệu trẻ em vì không có vắc-xin HIV. Bản thân tôi cảm thấy tự hào".

Sau khi các nhà khoa học tại Trung Quốc đồng loạt lên án công trình nghiên cứu, trường Đại học Khoa học và Công nghệ phía Nam (Thẩm Quyến), nơi ông Jiankui đã nghỉ việc từ hồi tháng 2/2018, đã mở một cuộc điều tra.

Đăng tải trên trang web chính thức, Ủy ban Y tế tỉnh Quảng Đông cũng cho biết sẽ kết hợp cùng các nhà chức trách thành phố Thâm Quyến để làm rõ vụ việc.

Ông Jiankui khẳng định trình đơn đề nghị cấp phép cho dự án thí nghiệm lâm sàng lên hội đồng bệnh viện HarmorniCare, và được thông qua về tiêu chuẩn đạo đức. Tuy nhiên, bệnh viện này đã phủ nhận mọi mối liên hệ.

Không chỉ trong nội bộ Trung Quốc, cộng đồng khoa học quốc tế cũng tỏ ra vô cùng quan ngại về nghiên cứu trái phép do nhóm của ông Jiankui thực hiện.

Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Mỹ (NAS), Marcia McNutt và Chủ tịch Học viện Y khoa Quốc gia Mỹ (NAM) nhận định: “Các sự kiện ở Hồng Kông tuần này chứng tỏ chúng ta phải phát triển tiêu chuẩn và nguyên tắc cụ thể hơn, có thể được đồng thuận bởi cộng đồng khoa học quốc tế”.

VIỆT ANH
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement