27/09/2019 11:50
Trung Quốc đang trở thành nhà xuất khẩu vũ khí hàng đầu thế giới
Trung Quốc không chỉ là quốc gia chi tiêu quốc phòng lớn, mà càng ngày Bắc Kinh cũng đang trở thành một nước xuất khẩu vũ khí hàng đầu thế giới.
Trong 5 năm qua, Trung Quốc là một trong những nhà xuất khẩuvũ khí lớn nhất thế giới cùng với Mỹ, Nga, Pháp và Đức, theo dữ liệu từ Viện nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm (SIPRI) được công bố vào tháng 3. Các quốc gia này chiếm 3/4 tổng khối lượng vũ khí xuất khẩu trên toàn cầu.
Trung Quốc đã xuất khẩu 16,2 tỷ đơn vị đạn dược, chủ yếu sang các nước ở châu Á, Trung Đông và châu Phi trong 12 năm qua, theo dữ liệu của SIPRI.
Bắc Kinh chuẩn bị kỷ niệm 70 năm thành lập Trung Quốc vào ngày 1/10. Đất nước này đã không mở cửa nền kinh tế cho đến 40 năm trước và từ đó nhanh chóng trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới
Xuất khẩu cho các đối tác ở "Vành đai và Con đường"
"Thị trường tiềm năng của các quốc gia trên Vành đai và Con đường có thể giúp Trung Quốc trở thành một trong những nhà xuất khẩu vũ khí lớn nhất thế giới ", theo Timothy Heath, nhà nghiên cứuquốc phòng cao cấp tại RAND Corporation có trụ sở ở California cho biết.
Kể từ năm 2007, các nước xuất khẩu vũ khí hàng đầu của Trung Quốc theo tổng số đơn vị là Pakistan (6,57 tỷ đơn vị), Bangladesh (1,99 tỷ đơn vị) và Myanmar (1,28 tỷ đơn vị), theo SIPRI. Cả ba quốc gia này là một phần của chiến lược phát triển toàn cầu của Trung Quốc - Sáng kiến Vành đai và Con đường.
Số lượng đơn vị vũ khí Trung Quốc xuất khẩu sang Bangladesh, Myanmar và Pakistan. |
Chỉ riêng trong năm 2018, Trung Quốc đã xuất khẩu sáng Bangladesh 75 triệu đơn vị, Myanmar 105 triệu đơn vị và 448 triệu đơn vị vũ khí cho Pakistan, theo tính toán của SIPRI.
"Trung Quốc có khả năng tiếp tục mở rộng xuất khẩu vũ khí, đặc biệt là các nước đối tác thuộc Vành đai và Con đường", theo Timothy Heath giải thích.
"Nói một cách dễ hiểu, Trung Quốc chỉ chiếm 3% thị trường nhập khẩu vũ khí ở Bắc và Nam Mỹ", Roy Kamphausen, chủ tịch của tổ chức nghiên cứu phi lợi nhuận có trụ sở tại Seattle, Cục nghiên cứu quốc gia châu Á (NBR) cho biết. Ông nói rằng thị trường này bị chi phối bởi Mỹ (19%), Nga (14%) và Đức (12%).
Trong khi, SIPRI cho biết trong báo cáo Xu hướng chuyển giao vũ khí quốc tế năm 2018 rằng các nhà nhập khẩu vũ khí lớn như Ấn Độ, Úc, Hàn Quốc và Việt Nam sẽ không mua vũ khí của Trung Quốc vì lý do chính trị.
Trung Quốc đã định vị mình là một sự thay thế chi phí thấp hơn cho các hệ thống vũ khí tiên tiến và là đối thủ cạnh tranh chính với vũ khí Nga, Kamphausen đã viết trong một email gửi tới CNBC.
"Khi các thiết bị và vũ khí của Trung Quốc cải thiện về chất lượng, điều này có thể khiến ngành công nghiệp quốc phòng của Nga bị ảnh hưởng, các nhà sản xuất vũ khí Trung Quốc có thể thay thế Nga tại nhiều thị trường trọng điểm", theo Timothy Heath cho biết.
Theo dữ liệu của SIPRI, xuất khẩu vũ khí của Trung Quốc tăng, trong khi xuất khẩu của Nga giảm trong năm năm qua.
Trung Quốc tập trung chi tiêu cho quốc phòng
Chỉ đứng sau Mỹ, Trung Quốc có ngân sách quốc phòng khổng lồ, theo SIPRI ước tính đạt gần 250 tỷ USD vào năm 2018. Bộ Quốc phòng Mỹ cho rằng Trung Quốc đã chi khoảg 200 tỷ USD cho quốc phòng vào năm ngoái.
Tuy nhiên, Bắc Kinh lại đưa ra con số chính thức khiêm tốn hơn. Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho biết ngân sách cho quốc phòng trong năm 2018 đã tăng 8,1% so với năm ngoái khoảng 1,11 nghìn tỷ nhân dân tệ, tương đương 175 tỷ USD.
Chi tiêu quốc phòng giữa Mỹ và Trung Quốc. |
Sự khác nhau trong số liệu chi tiêu quốc phòng của Bắc Kinh được Mỹ đưa ra là do Trung Quốc đã bỏ qua các số liệu chi tiêu chính bao gồm, R&D và mua sắm vũ khí nước ngoài.
Đối với năm 2019, Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho biết ngân sách dành cho chi tiêu quân sự dự kiến sẽ tăng 7,5%, lên 1,19 nghìn tỷ nhân dân tệ, tương đương khoảng 177,6 tỷ USD. Điều này làm cho năm 2019 là năm thứ tư liên tiếp tăng trưởng ngân sách quốc phòng thêm một chữ số.
Ngân sách chi tiêu quốc phòng so với tổng GDP của Mỹ và Trung Quốc. |
Mặc dù Bắc Kinh cho biết tăng trưởng ngân sách quốc phòng đang chậm lại, Trung Quốc không có kế hoạch cắt giảm ngân sách quốc phòng. Nhưng Trung Quốc hiện đang phải đối mặt với áp lực ngày càng tăng đối với các chương trình phúc lợi xã hội khi dân số già đi.
Các chi phí để duy trì các nền tảng đắt tiền như hàng không mẫu hạm và máy bay tàng hình, cũng như các chi phí cần thiết để giữ chân nhân viên lành nghề khiến việc cắt giảm chi tiêu quốc phòng là điều bất khả thi.
Chạy đua vũ trang
Trong 24 năm qua, Trung Quốc đã tiếp tục bơm thêm tiền vào ngân sách quốc phòng. Đó là sự trùng hợp với sự gia tăng chi tiêu quốc phòng trên khắp châu Á và châu Đại Dương, cũng như sự gia tăng đáng kể đầu tiên trong chi tiêu quốc phòng của Mỹ kể từ năm 2010, ông Heath nói.
"Điều này cho thấy sức mạnh quân sự ngày càng tăng của Trung Quốc đang thúc đẩy sự lo lắng ở châu Á và thúc đẩy Mỹ và các nước khác tăng cường phòng thủ để đáp trả các động thái này", ông nói.
Quân đội Trung Quốc. Anh: Reuters. |
Trên thực tế, nhà phân tích chính sách cho biết, Trung Quốc đối mặt với các tranh chấp đang diễn ra với Đài Loan và các nước láng giềng trong lĩnh vực hàng hải, và hành vi chạy đua vũ trang ở châu Á làm tăng khả năng các nhà lãnh đạo quốc phòng Trung Quốc sẽ tiếp tục gia tăng ngân sách mạnh mẽ.
Vào tháng 6, Bộ Ngoại giao Mỹ đã phê duyệt việc bán vũ khí theo yêu cầu của Đài Loan, bao gồm cả xe tăng và tên lửa Stinger ước tính trị giá khoảng 2,2 tỷ USD. Trung Quốc sau đó đã phản ứng bằng cách nói rằng họ sẽ áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với các công ty Mỹ liên quan đến một thỏa thuận như vậy.
Tháng sau, CNBC và NBC báo cáo rằng Trung Quốc đã tiến hành một loạt các vụ thử tên lửa đạn đạo chống hạm trong vùng biển đang tranh chấp. Bất chấp cảnh báo quốc tế, Trung Quốc vẫn tiếp tục thắt chặt sự kìm kẹp ở Biển Đông.
Advertisement
Advertisement