Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Trung Quốc có thể sẽ tiếp tục theo đuổi chính sách ‘Covid Zero' trong năm 2022

Phân tích

05/01/2022 13:32

Goldman Sachs Group Inc. cho biết, Trung Quốc có thể duy trì các hạn chế biên giới chặt chẽ trong cả năm 2022 trong bối cảnh nước này chuẩn bị tổ chức Thế vận hội Mùa đông và một loạt các sự kiện chính trị quan trọng.
news

Các nhà phân tích do Andrew Tilton dẫn đầu đã viết trong một thông báo vào hôm thứ Ba rằng, các báo cáo cho thấy vaccine do Công ty Sinovac Biotech Ltd. sản xuất chỉ cung cấp khả năng chống lại biến thể Omicron rất hạn chế và điều này có thể khiến Trung Quốc có thể tiếp tục duy trì chiến lược Covid Zero của mình.

2021-12-22t052839z_78714370_rc28(1).jpg
Trung Quốc có thể sẽ tiếp tục theo đuổi chính sách ‘Covid Zero” trong năm 2022.

Trung Quốc là một trong số ít quốc gia trên thế giới vẫn cương quyết thực thi chiến lược Covid Zero, trong khi nhiều quốc gia trên thế giới đã chuyển sang sống chung Covid-19.

Các biện pháp nghiêm ngặt được chính quyền đưa ra nhằm ngăn chặn dịch bùng phát - chẳng hạn như việc phóng tỏa thành phố Tây An gần đây - đã dẫn đến việc gián đoạn sản xuất và đi lại. Sự phong tỏa một cách cứng rắn này đã làm sụt giảm chỉ số tiêu dùng, gây thêm áp lực lên nền kinh tế vốn đã bị đè nặng bởi suy thoái của thị trường nhà ở.

Các yêu cầu kiểm dịch đối với du khách đến từ nước ngoài có thể được giữ nguyên để tránh khả năng lây lan Covid-19, làm gián đoạn Thế vận hội mùa Đông, sẽ bắt đầu vào tháng tới cũng như cuộc họp thường niên của cơ quan lập pháp quốc gia vào tháng 3 và Đại hội Đảng Cộng sản lần thứ 20 vào quý IV, các nhà phân tích của Goldman cho biết.

Chủ tịch Tập Cận Bình dự kiến ​​sẽ tiếp tục thêm một nhiệm kỳ thứ 3 kéo dài 5 năm và trở thành một cột mốc lịch sử.

“Với mức độ lây truyền thường cao hơn trong những tháng mùa Đông, điều này có thể khiến việc phong tỏa biên giới của Trung Quốc được giữ nguyên cho đến mùa xuân năm 2023”, báo cáo cho biết.

Ian Bremmer, Chủ tịch của Eurasia Group, một công ty tư vấn rủi ro chính trị, cho biết các biện pháp hà khắc của Trung Quốc để kiềm chế Covid -19 sẽ nghiêm ngặt hơn các năm 2020 – 2021 và điều đó có nghĩa là những thách thức về chuỗi cung ứng sẽ tiếp tục diễn ra trên toàn thế giới, lạm phát có thể tồn tại lâu hơn dự báo trước đó.

“Khả năng sống chung với một loại virus cực kỳ dễ lây lan nhưng không gây tử vong là hoàn toàn trái ngược với chính sách Covid Zero của Trung Quốc và Covid Zero sẽ không “hợp tác” với loại virus này”, Bremmer nói với Bloomberg TV.

7d7ae3d23ce94275b868b809c9a9c09a.jpg
Trung Quốc đã thực hiện một số biện pháp kiểm soát biên giới nghiêm ngặt nhất  thế giới để kiểm soát COVID-19. Ảnh: Qilai Shen / Bloomberg

Bắc Kinh đã tuyên bố sẽ chuyển trọng tâm chính sách của mình trong năm nay sang ổn định tăng trưởng kinh tế để ngăn ngừa rủi ro và cảnh báo về khả năng giảm nguồn cung và kỳ vọng sẽ suy yếu.

Đó chủ yếu không phải là một thách thức do virus gây ra mà đó là một thách thức mà chính phủ Trung Quốc không thể vượt qua được.

Chuyên gia Ian Bremmer - Chủ tịch của Eurasia Group.

Ngân hàng trung ương tháng trước đã tăng cường thanh khoản bằng cách cắt giảm lượng tiền mặt và cho biết sẽ đáp ứng tốt hơn những gì mà nhà chức trách gọi là "nhu cầu hợp lý" đối với nhà ở.

Bước đi này nhằm hạn chế ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng nợ ngày càng gia tăng đang nhấn chìm ngành bất động sản của đất nước.

Goldman dự kiến ​​Ngân hàng Trung ương Trung Quốc sẽ giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc sâu hơn nữa trong quý đầu tiên năm 2022. Việc nới lỏng chỉ tập trung vào các biện pháp tín dụng và tài khóa hỗ trợ nhưng không phụ thuộc hoàn toàn sự suy thoái của thị trường nhà ở.

Phần còn lại của châu Á sẽ như thế nào?

Các nhà phân tích cho biết, đồng nhân dân tệ có thể “tăng thêm một chút” lên 6,2 CHY/USD vào cuối năm nay khi mà Trung Quốc duy trì thặng dư tài khoản vãng lai.

Ngoài ra, việc hỗ trợ cho đồng tiền Trung Quốc sẽ là dòng vốn đầu tư ròng vững chắc, được thúc đẩy bởi các chỉ số và khả năng tăng tốc mua cổ phiếu của người nước ngoài trong bối cảnh cổ phiếu trong nước có khả năng hoạt động tốt hơn trong năm nay, các nhà phân tích cho biết thêm.

Đối với phần còn lại của châu Á, việc chuyển sang 'sống chung với Covid' có thể sẽ chi phối phản ứng kinh tế đối với đại dịch, lạm phát tổng thể khó có thể tăng nhanh hơn so với mức hiện tại khi mà các ngân hàng trung ương tăng lãi suất, dẫn đầu là New Zealand, Hàn Quốc và Singapore.

Các nhà phân tích của Goldman viết: “Chúng tôi kỳ vọng cả ba quốc gia này sẽ thắt chặt hơn nữa vào năm 2022 và có được sự tham gia của nhiều hơn của ngân hàng trung ương các của các quốc gia khác trong khu vực”.

“Theo quan điểm của chúng tôi, nhóm ngân hàng trung ương tiếp theo có nhiều khả năng tăng lãi suất là Ấn Độ, Malaysia, Indonesia và Đài Loan”, theo báo cáo của Goldman Sachs.

Nền kinh tế Nhật Bản có thể sẽ tăng trưởng 2,7%, đây sẽ là tốc độ nhanh nhất trong một thập kỷ, mức tăng trưởng này được nâng lên nhờ nới lỏng tài khóa và nhu cầu toàn cầu.

NGUYỄN MINH
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ