16/01/2022 08:56
Trung Quốc có tăng trưởng theo quý thấp nhất trong vòng hơn năm trở lại đây
Tăng trưởng kinh tế trong quý 4/2021 của Trung Quốc có tốc độ chậm nhất trong vòng 1 năm rưỡi trở lại đây và điều này đã khiến các nhà kinh tế cho rằng tăng trưởng kinh tế của nước này có thể thấp hơn dự báo trước đó.
Nguyên nhân dẫn đến sự suy giảm được cho là do thị trường bất động sản suy thoái, chính phủ Trung Quốc hạn chế nợ, các biện pháp nghiêm ngặt liên quan đến COVID-19.
Dữ liệu vầ tăng trưởng sẽ được công bố vào thứ Hai tuần tới và dự kiến tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Trung Quốc sẽ tăng 3,6% trong quý 4/2021 so với một năm trước đó. Đây là mức tăng trưởng thấp nhất kể từ quý II năm 2020 và và thấp hơn mức 4,9% trong quý 3/2021, một cuộc thăm dò của Reuters cho thấy.
Trên cơ sở hàng quý, tăng trưởng được dự báo sẽ tăng lên 1,1% trong quý 4 từ mức 0,2% trong quý 3/2021.
Đối với năm 2021, GDP có khả năng tăng 8,0%, đây sẽ là mức tăng trưởng hàng năm cao nhất trong một thập kỷ, một phần do mức cơ sở thấp được đặt ra vào năm 2020, khi nền kinh tế bị ảnh hưởng bởi COVID-19.
Chính phủ Trung Quốc sẽ công bố dữ liệu GDP, cùng với dữ liệu hoạt động tháng 12, vào thứ Hai lúc 02h00 GMT (tức 9h00 theo giờ Việt Nam).
Nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, vốn đã không có nhiều thành tựu trong suốt năm ngoái, sẽ phải đối mặt với nhiều sóng gió trong năm 2022, bao gồm sự suy yếu dai dẳng về tài sản và thách thức mới từ sự lan rộng của biến thể Omicron trong thời gian gần đây.
Xuất khẩu, vốn là một trong số ít lĩnh vực có thế mạnh vào năm 2021, dự kiến cũng sẽ chậm lại, trong khi chính phủ được cho là tiếp tục kiềm chế khí thải công nghiệp.
Các nhà hoạch định chính sách đã tuyên bố sẽ ngăn chặn sự suy thoái mạnh hơn, trước thềm Đại hội Đảng của nước này vào cuối năm nay.
Những người trong nhóm hoạch định chính sách và các nhà kinh tế, cho biết Ngân hàng trung ương Trung Quốc sẽ có thể áp dụng nhiều bước nới lỏng hơn, mặc dù có khả năng sẽ ưu tiên bơm nhiều tiền mặt vào nền kinh tế hơn là cắt giảm lãi suất quá mạnh.
Các nhà phân tích được thăm dò bởi Reuters kỳ vọng, Ngân hàng trung ương nước này sẽ đưa ra các bước nới lỏng nhe nhàng hơn, bao gồm cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc của các ngân hàng xuống lãi suất cơ bản cho vay một năm (LPR) - lãi suất cho vay chuẩn.
Các nhà phân tích tại ANZ cho biết trong một lưu ý rằng, có khả năng Ngân hàng trung ương Trung Quốc sẽ cắt giảm lãi suất cho cơ sở cho vay trung hạn (MLF) vào thứ Hai tới.
Giới chức Trung Quốc cũng đã cam kết tăng cường hỗ trợ tài khóa cho nền kinh tế, đẩy nhanh việc phát hành trái phiếu đặc biệt của chính quyền địa phương để thúc đẩy đầu tư cơ sở hạ tầng và lên kế hoạch cắt giảm thuế nhiều hơn.
Trong khi đó các nhà phân tích tại Natixis cho biết: “Chúng ta có thể thấy tác động lớn hơn của việc nới lỏng tiền tệ và tài khóa chỉ trong nửa cuối năm 2022 do sự chậm trễ trong quá trình truyền tải của các chính sách này”.
"Việc nới lỏng tiền tệ gần đây và sự ổn định của PMI (hoạt động của nhà máy) đã chỉ ra một hướng đi như vậy, nhưng cần phải có nhiều nỗ lực hơn nữa để thúc đẩy đầu tư tài sản cố định", phân tích của Natixis cho biết thêm.
Theo các cuộc thăm dò, tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc có thể sẽ chậm lại, còn 5,2% vào năm 2022.
Chủ đề liên quan
Advertisement
Advertisement