Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Trung Quốc cải cách vệ sinh chăn nuôi chống lại dịch tả heo châu Phi

Các trang trại chăn nuôi ở Trung Quốc đã chú trọng đến vệ sinh chăn nuôi, khi dịch tả lợn châu Phi đã giết chết hàng triệu con lợn trong năm ngoái.

Hàng triệu con heo ở Trung Quốc đã bị tiêu huỷ do đợt bùng phát dữ dội của dịch tả heo châu Phi, điều này đã khiến Trung Quốc - một quốc gia có thái độ coi thường vệ sinh chăn nuôi phải thay đổi ý thức của mình.

Từ các trang trại đến các nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi, những người tham gia vào ngành công nghiệp thịt heo cho biết an toàn vệ sinh chăn nuôi đã được thắt chặt, với doanh số bán thuốc khử trùng và làm sạch xe tải tăng đột biến khi nông dân cố gắng chống lại sự lây lan của virus dịch tả heo châu Phi.

Bà Ma - một chủ trang trại, có 4.000 con heo được Reuters ghé thăm vào năm ngoái, cho biết đã dùng các biện pháp khử trùng bên trong và ngoài chuồng heo mỗi ngày, thay vì một hoặc hai lần một tuần.

Cô cũng đầu tư thêm một chiếc xe tải riêng, chuyên chở heo của mình đến lò mổ nhằm tránh tình trạng lây lan chéo với các đàn heo khác.

"Chúng tôi không cho những chiếc xe tải khác vào trang trại. Sẽ an toàn hơn nếu tôi có xe tải riêng", bà Ma trả lời phỏng vấn Reuters qua điện thoại, và còn cho biết rằng không ai được phép vào chuồng nếu dịch tả heo châu Phi xuất hiện trong chuồng của bà.

Ảnh minh hoạ.
Ảnh minh hoạ.

Sự thay đổi này diễn ra khi căn bệnh dịch tả heo châu Phi đã giết chế hàng triệu con heo trên khắp mọi tỉnh thành của Trung Quốc. Không có cách nào để chữa trị triệt để và quan trọng hơn là phải thay đổi thói quen chăn nuôi thay vì chỉ dựa vào vacxin phòng bệnh.

Theo một số liệu chính thức được công bố vào tuần này, cho biết hiện Trung Quốc có khoảng 400 triệu con heo trong năm 2018, giảm hơn 1/4 so với năm trước đó, mặc dù một số người trong ngành cho biết con số này có thể cao hơn nhiều.

Tuy nhiên các tiêu chuẩn trong vệ sinh chăn nuôi ở các trang trại rất khác nhau, nhất là ở các trang trại có quy mô nhỏ, theo những người trong ngành, những chiếc xe vận chuyển heo, thức ăn chăn nuôi và các vật tư khác thường không được làm sạch và khử trùng đúng cách.

Dịch tả heo Châu, lây lan qua máu, phân và các chất lỏng khác có thể tồn tại hàng tháng trời trên bề mặt trang trại hoặc các dụng cụ chưa được làm sạch đúng cách.

"Chúng tôi thấy một số bước tiến đáng kể trong các biện pháp an toàn vệ sinh chăn nuôi. Mọi người đang nhận ra rằng cần phải làm gì đó", ông Matthias Arnold, giám đốc điều hành công ty hóa chất Lanxess của Đức, chuyên bán các loại chất khử trùng phổ biến trên thị trường.

Thị trường chất khử trùng bùng nổ

Pan Yunping, tổng giám đốc bán hàng của công ty công nghệ sinh họcKangbat Biotechnology Engineering ở Trung Quốc, phía đông tỉnh Giang Tô, cho biết: "Doanh số của gluteraldehyd, một hóa chất được chứng minh là có khả năng tiêu diệt virut, tăng gấp ba đến bốn lần kể từ năm ngoái".

"Việc sử dụng các sản phẩm làm sạch như chất tẩy rửa và chất khử trùng nước cũng đang phát triển", ông nói thêm. "Nông trại cần được làm sạch hoàn toàn trước khi khử trùng. Các biện pháp chặt chẽ hơn cũng được áp dụng trong các nhà máy thức ăn chăn nuôi".

Jonathan Wilson, giám đốc thị trường Trung Quốc tại Alltech, nhà cung cấp phụ gia cho các nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi cho biết: "Bây giờ cho dù bạn chỉ di chuyển từ nhà máy này sang nhà máy khác, bạn phải khử trùng và thay quần áo, ngoài ra còn phải điền vào các mẫu đơn khác nhau mới được vào nhà máy".

"Tôi chưa bao giờ thấy điều này trong dịch cúm gà năm 2013, đây là một bước tiến lớn".

Mellberg Cleantecs cũng đã thành lập một liên doanh để bán chất khử trùng và chất tẩy rửa được sản xuất bởi công ty Đức Envisal, trong khi công ty Mỹ Decon Seven Systems, đang đăng ký sản phẩm D7 dựa trên hydro peroxide cho thị trường Trung Quốc.

Chi phí tăng cao

Chính phủ hiện tại đã cung cấp chất khử trùng miễn phí cho nhiều trang trại nhỏ, nhưng các biện pháp cải tiến đang làm tăng chi phí khiến nhiều nông dân phải vật lộn với thiệt hại do căn bệnh này gây ra.

Các nhà phân tích tại Huatai Futures cho biết chi phí tăng thêm 0,5 CNY đến 1 CNY trên 0,5 kg thịt heo, hoặc bị tăng thêm tới 220 CNY cho mỗi con heo,  nhưng chi phí này là cần thiết cho các hệ thống an toàn chăn nuôi hiện đại.

"Để tiết kiệm tiền, một số trang trại nhỏ hơn đã sử dụng các sản phẩm giá rẻ như canxi oxit, còn được gọi là vôi, không tiêu diệt được virus gây dịch tả heo châu Phi", Edgar Wayne Johnson, bác sĩ thú y tại Enable cho biết.

Một số người khác sử dụng clo có hiệu quả chống lại virus, nhưng không đáng tin cậy vì đặc tính dễ bay hơi của chúng.

MINH TUẤN
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement