20/07/2017 11:25
Triệu chứng sốt xuất huyết ở trẻ em và cách phòng ngừa điều trị ngay tại nhà
Sốt xuất huyết là bệnh thường gặp nhiều ở trẻ em hơn là người lớn, nhất là độ tuổi từ 2-15. Bệnh có diễn biến bất thường nên nếu phát hiện trễ thì việc điều trị sẽ gặp khó khăn.
Các nguyên nhân gây bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em
Bệnh sốt xuất huyết thường có 2 nguyên nhân chủ yếu thường gây ra bệnh:
Do siêu vi trùng Dengue gây ra
Do muỗi vằn hút máu người mắc bệnh mang đến cho người lành. Đây là nguyên nhất phổ biến và dễ tạo thành dịch nhất.
Vì sao sốt xuất huyết lại gây nguy hiểm?
Xuất huyết xảy ra quanh năm, đặc biệt vào mùa mưa, có thể bộc phát thành dịch đe doạ sinh mạng trẻ em và sức khỏe cộng đồng.
Bệnh có thể trở nặng bất ngờ, gây tử vong cao.
Bệnh chưa có thuốc trị đặc hiệu và thuốc phòng ngừa.
Theo các bác sĩ đầu ngành, ở người lớn có hai dạng sốt xuất huyết: dạng biểu hiện ra bên ngoài và dạng không biểu hiện ra bên ngoài (thường gặp nhất là xuất huyết tiêu hóa và xuất huyết não).
Sốt xuất huyết tiêu hóa (trong ruột) ở người lớn có biểu hiện ban đầu rất bình thường, chỉ sốt, ít ho, không sổ mũi, không nổi ban. Sau 1 hoặc 2 ngày, bệnh nhân sẽ đi tiêu ra máu nhưng không nhiều và bắt đầu có những hạt lấm tấm trên da, người xanh xao.
Sốt xuất huyết não cũng rất khó nhận biết vì biểu hiện ban đầu không rõ ràng, nhưng rất dễ gây tử vong. Ban đầu, người bệnh sốt, bị nhức đầu, ngay sau đó tay bị tê liệt, không thể cử động. Cuối cùng, người bệnh sẽ bị hôn mê rồi dẫn đến tử vong. “Đối với các trường hợp này, bác sĩ không thể cứu chữa kịp vì tiến triển bệnh quá nhanh”, bác sĩ Hiền nhận định.
Dạng sốt xuất huyết có biểu hiện bên ngoài ở người lớn cũng diễn biến bất thường và triệu chứng ồ ạt hơn ở trẻ em. Thời gian bị sốt cũng kéo dài hơn, khoảng 11-12 ngày thậm chí dài hơn (ở trẻ em chỉ 7 ngày).
Sốt xuất huyết ở người lớn nguy hiểm nhất chính là lúc mạch huyết áp bị kẹt (bị tụt), từ đó bắt đầu sinh ra các biến chứng nguy hiểm như xuất huyết tiêu hóa, suy gan, đông máu. Tỷ lệ biến chứng ở sốt xuất huyết người lớn là khoảng 5%.
Cha mẹ nên làm gì khi trẻ có biểu hiện của bệnh sốt xuất huyết?
Khi thấy trẻ sốt sao kèm theo phát ban, điều đầu tiên cần làm là hạ sốt cho trẻ bằng aracetamol đơn chất với liều 10-15mg/kg cân nặng.
Khi trẻ bị sốt, cần cung cấp nhiều năng lượng cho trẻ hơn ngày thường. Không cần kiêng khem gì trong lúc này, chia nhỏ bữa ăn và làm những món trẻ thích để kích thích trẻ ăn. Nên sử dụng thức ăn lỏng, giàu dinh dưỡng, dễ tiêu hóa như cháo, súp, sữa….
Bổ sung nước đầy đủ cũng vô cùng quan trọng trong giai đoạn đầu của sốt xuất huyết ở trẻ em. Nên cho trẻ uống thêm dung dịch oresol để bù nước, bù điện giải và bổ sung vitamin C bằng các loại trái cây như cam, chanh.
Giai đoạn nguy hiểm nhất của bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em là khi trẻ hết sốt (thường từ ngày thứ 3 đến hết ngày thứ 6). Trẻ có thể trở bệnh nặng dẫn đến tử vong rất nhanh khiến bác sỹ không kịp trở tay.
Vì vậy, nếu trẻ có biểu hiện sốt hơn một ngày khôn có dấu hiệu giảm mà chưa phát hiện được nguyên nhân của bệnh thì cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để được chuẩn đoán và điều trị kịp thời.
Cách phòng bệnh sốt xuất huyết:
Cách phòng bệnh tốt nhất là diệt muỗi, lăng quăng/bọ gậy và phòng chống muỗi đốt.
- Loại bỏ nơi sinh sản của muỗi, diệt lăng quăng/bọ gậy bằng cách:
Đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng.
Thả cá hoặc mê zô vào các dụng cụ chứa nước lớn (bể, giếng, chum, vại...) để diệt lăng quăng/bọ gậy.
Thau rửa các dụng cụ chức nước vừa và nhỏ (lu, khạp…) hàng tuần.
Thu gom, hủy các vật dụng phế thải trong nhà và xung quanh nhà như chai, lọ, mảnh chai, mảnh lu vỡ, ống bơ, vỏ dừa, lốp/vỏ xe cũ, hốc tre, bẹ lá..., dọn vệ sinh môi trường, lật úp các dụng cụ chứa nước khi không dùng đến.
Bỏ muối hoặc dầu vào bát nước kê chân chạn/tủ đựng chén bát, thay nước bình hoa/bình bông.
- Phòng chống muỗi đốt:
Mặc quần áo dài tay cho trẻ.
Ngủ trong màn/mùng kể cả ban ngày.
Dùng bình xịt diệt muỗi, hương muỗi, kem xua muỗi, vợt điện diệt muỗi...
Dùng rèm che, màn tẩm hóa chất diệt muỗi.
Cho người bị sốt xuất huyết nằm trong màn, tránh muỗi đốt để tránh lây lan bệnh cho người khác.
- Tích cực phối hợp với chính quyền và ngành y tế trong các đợt phun hóa chất phòng, chống dịch.
Advertisement
Advertisement
Đọc tiếp