Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Triển vọng kinh tế tích cực, giới đầu tư ồ ạt xuống tiền

Chứng khoán

06/11/2021 09:29

Phố Wall nối dài hưng phấn sang phiên giao dịch ngày thứ Sáu cuối tuần (5/11) khi nhận được trợ lực từ dữ liệu kinh tế lạc quan, bên cạnh mùa báo cáo quý II mạnh mẽ.

Bộ Lao động Mỹ hôm thứ Sáu công bố báo cáo việc làm tháng 10, dữ liệu quan trọng được thị trường quan tâm. Theo đó, nền kinh tế lớn nhất thế giới đã tạo thêm 531.000 việc làm trong tháng 10 và tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống 4,6%.

Đây là số liệu khả quan hơn dự kiến, đồng thời cho thấy hoạt động tuyển dụng nhân công đang hồi sinh khi số ca nhiễm Covid-19 giảm, đồng thời cũng là tín hiệu cho thấy nền kinh tế đang lấy lại đà tăng trưởng vào đầu quý IV. Một loạt ngành nghề như sản xuất, vận tải và kho bãi, khách sạn và giải trí đều đã tạo thêm việc làm trong tháng 10.

Ngoài ra, báo cáo cũng điều chỉnh số việc làm mới gây thất vọng hồi tháng 9 từ mức 194.000 trước đó lên 312.000 việc làm, đồng thời tăng số việc làm tháng 8 thêm mức tương tự.

Trong khi đó, cổ phiếu Pfizer tăng mạnh gần 11% sau khi hãng dược này công bố kết quả thử nghiệm loại thuốc kháng Covid-19 của hãng có thể giảm 89% nguy cơ nhập viện hoặc tử vong với những bệnh nhân dễ tổn thương.

Tuy nhiên, tin tức về Pfizer gây áp lực lên cổ phiếu của các hãng đối thủ cạnh tranh như Merck, giảm gần 10% và Moderna, giảm 16,6%.

Những thông tin tích cực tiếp tục thúc đẩy thị trường chứng khoán sau khi các nhà đầu tư đã hiểu rõ quyết định của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) về việc bắt đầu giảm lượng mua trái phiếu hàng tháng được đưa ra để hỗ trợ nền kinh tế.

Mùa báo cáo quý III vẫn tiếp tục với những kết quả mạnh mẽ, giúp tâm lý thị trường ổn định. Với khoảng 440 công ty đã công bố báo cáo cho đến nay, lợi nhuận của S&P 500 dự kiến ​​sẽ tăng 41,5% trong III, theo Refinitiv.

Cả ba chỉ số chính trên phố Wall đều đóng cửa trong sắc xanh.

Kết thúc phiên 5/11, chỉ số Dow Jones tăng 203,71 điểm ( 0,56%), lên 36.327,91 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 17,47 điểm ( 0,37%), lên 4.697,53 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 31,28 điểm ( 0,2%), lên 15.971,59 điểm.

Trong tuần, S&P 500 tăng 2%, Dow Jones tăng 1,42%, trong khi Nasdaq Composite tăng 3,05%.

Chứng khoán châu Âu nới rộng đà tăng trong phiên ngày thứ Sáu, đánh dấu thêm một tuần tích cực, dẫn đầu bởi đà tăng cổ phiếu du lịch sau cập nhật tích cực từ hãng sản xuất dược phẩm Mỹ Pfizer về thuốc trị Covid-19, bên cạnh lạc quan về mùa báo cáo quý III.

Kết thúc phiên 5/11, chỉ số FTSE 100 tại Anh tăng 24,05 điểm ( 0,33%), lên 7.303,96 điểm. Chỉ số DAX tại Đức tăng 24,71 điểm ( 0,15%), lên 16.054,36 điểm. Chỉ số CAC 40 tại Pháp tăng 53,00 điểm ( 0,76%), lên 7.040,79 điểm.

Kết thúc tuần, chỉ số FTSE 100 tăng 0,92%, chỉ số DAX tăng 2,33%, chỉ số CAC 40 tăng 3,08%.

Chứng khoán châu Á đồng loạt giảm trong phiên cuối tuần. Chứng khoán Nhật Bản giảm khi tâm lý thị trường bị đè nặng bởi những bất ổn về triển vọng của các doanh nghiệp trong nước.

Chứng khoán Trung Quốc giảm do chịu sức ép từ nhóm cổ phiếu khai thác than trong bối cảnh Trung Quốc có các biện pháp tích cực để kiềm chế giá than tăng và thúc đẩy sản xuất.

Chứng khoán Hồng Kông giảm, do các cổ phiếu công nghệ lớn kéo lùi.

Chứng khoán Hàn Quốc giảm do rủi ro lạm phát ngày càng tăng và chuỗi cung ứng toàn cầu vẫn ách tắc làm giảm khẩu vị rủi ro trên thị trường.

Kết thúc phiên 5/11, chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản giảm 182,80 điểm (-0,61%), xuống 29.611,57 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải giảm 35,30 điểm (-1,00%), xuống 3.491,57 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 354,68 điểm (-1,41%), xuống 24.870,51 điểm. Chỉ số KOSPI tại Hàn Quốc giảm 13,95 điểm (-0,47%), xuống 2.969,27 điểm.

Kết thúc tuần, chỉ số Nikkei 225 tăng 2,49%, chỉ số Shanghai Composite giảm 1,57%, chỉ số Hang Seng giảm 2%, chỉ số KOSPI giảm 0,05%.

Tuy USD đảo chiều tăng vọt song không đủ sức mạnh ngăn cản đà tăng dữ dội của giá vàng phiên đêm qua. Giá vàng tăng mạnh sau khi Fed duy trì mức lãi suất thấp sau cuộc họp hồi giữa tuần, bên cạnh lực cầu bắt đáy dồn dập sau khi vàng giảm khá mạnh trong phiên trước đó.

Kết thúc phiên 5/11, giá vàng giao ngay tăng 26,20 USD ( 1,46%), lên 1.818,00 USD/ounce. Giá vàng tương lai giao tháng 12 tăng 23,30 USD ( 1,30%), lên 1.816,80 USD/ounce.

Trong tuần, giá vàng giao ngay tăng 1,89%, giá vàng tương lai giao tháng 12 tăng 1,84%.

Trong khảo sát về giá vàng tuần tới của Kitco với 18 chuyên gia trên phố Wall, có 10 người dự báo vàng sẽ tăng giá, 2 người cho rằng giá vàng sẽ giảm và có 6 người dự báo giá vàng sẽ đi ngang.

Đối với khảo sát trực tuyến với 522 người tham gia, 52% tin rằng giá vàng sẽ tăng, 30% cho rằng giá vàng giảm và 17% có quan điểm giá vàng sẽ ít thay đổi.

Giá dầu đảo chiều, quay lại với đà tăng trong ngày thứ Sáu sau hai phiên giảm liên tiếp, được thúc đẩy bởi những lo ngại thiếu hụt nguồn cung sau khi các nhà sản xuất OPEC từ chối lời kêu gọi đẩy nhanh tốc độ gia tăng sản lượng của Mỹ.

Sau cuộc họp hôm 4/11, OPEC đã nhất trí tuân theo kế hoạch tăng sản lượng dầu lên 400.000 thùng/ngày kể từ tháng 12, bất chấp lời kêu gọi tăng sản lượng để hạ nhiệt giá dầu của Tổng thống Mỹ Joe Biden.

Kết thúc phiên 5/11, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ WTI tăng 2,46 USD ( 3,03%), lên 81,27 USD/thùng. Giá dầu thô Brent tăng 2,20 USD ( 2,66%), lên 82,74 USD/thùng.

Trong tuần, dầu Brent giảm khoảng 2%, trong khi WTI giảm 2,7%.

QUỲNH LÊ
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement