Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Triển vọng cổ phiếu ngành cuối năm

Chứng khoán

18/08/2021 07:30

Nhiều nhóm ngành có kết quả kinh doanh tăng trưởng trong quý II/2021 được đánh giá tiếp tục có triển vọng trong những tháng cuối năm, nhưng sẽ tập trung vào một số ít doanh nghiệp.

Cảng biển

Xuất nhập khẩu là động lực tăng trưởng chính cho ngành logistic, cảng biển. Tăng trưởng xuất nhập khẩu quý I/2021 là 24%, quý II/2021 là 39%, vượt cả mức lịch sử trước khi dịch Covid-19 xuất hiện - đây không phải là hiện tượng cá biệt tại Việt Nam, mà là chung trong khu vực châu Á.

Nhu cầu tiêu dùng tại các thị trường xuất khẩu lớn như Mỹ, EU hồi phục đã thúc đẩy các nhóm ngành liên quan đến xuất khẩu như cảng biển, vận tải biển hưởng lợi từ nhu cầu và giá cùng tăng.

Triển vọng cổ phiếu ngành cuối năm ảnh 1

Ông Lê Nguyễn Nhật Chuyên, chuyên viên phân tích nhóm ngành logicstic, cảng biển của Công ty Chứng khoán Maybank Kim Eng cho biết, dịch Covid-19 đã tạo ra sự đứt gãy trong hoạt động logistic, các cảng biển đều quá tải.

Vì giãn cách xã hội nên thiếu nhân sự vận hành, tốc độ lưu thông hàng hoá trên đường bộ cũng chậm hơn, nhiều quốc gia nhập hàng nhiều hơn xuất hàng dẫn đến mất cân đối container… làm cho vòng luân chuyển container và tốc độ giải phóng tàu biển bị chậm lại, đẩy giá cước vận tải lên cao.

Tình trạng nguồn cung vận tải biển bị đứt gãy khó có thể giải quyết trong năm 2021, vì dịch bệnh trên thế giới vẫn đang có diễn biến phức tạp, các nước có thời gian mở cửa trở lại nền kinh tế khác nhau. Đây là yếu tố quan trọng hỗ trợ đà tăng trưởng của các doanh nghiệp cảng biển.

Phân bón

Triển vọng cổ phiếu ngành cuối năm ảnh 2

Giá bán phân bón trong nước bị chi phối bởi giá nhập khẩu phân bón đang tăng (có cộng thêm chi phí vận tải biển cũng đang tăng mạnh) nên giá thành 1 tấn phân bón nhập khẩu rất cao.

Do đó, các doanh nghiệp phân bón tự chủ được sản xuất từ A đến Z (sản xuất khép kín trong nước, không phải nhập nguyên liệu về trộn lại) như Tổng công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí - CTCP (DPM), Công ty cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau (DCM) sẽ hưởng lợi, có khả năng duy trì lợi nhuận cao trong các quý tới.

Dệt may

Hưởng lợi từ xu hướng nhu cầu tiêu dùng hồi phục, nửa đầu năm 2021, nhiều doanh nghiệp trong ngành sợi, dệt, may báo lãi tăng trưởng tốt nhờ số lượng đơn hàng và giá bán gia tăng, trong đó những doanh nghiệp lớn đã nhận đơn hàng sản xuất cho cả năm 2021, phục vụ các thị trường xuất khẩu như Mỹ, Nhật Bản, EU, Hàn Quốc...

Triển vọng cổ phiếu ngành cuối năm ảnh 3

Ngoài ra, nhờ chống dịch tốt ở đợt dịch trước, không ít hãng thời trang trên thế giới dịch chuyển sản xuất sang Việt Nam, trong khi những nước xuất khẩu dệt may như Ấn Độ, Bangladesh, Campuchia bị dịch bệnh hoành hành, doanh nghiệp không thể hoạt động.

Tuy nhiên, tình hình dịch Covid-19 tại Việt Nam hiện nay cũng đang căng thẳng, khiến nhiều nhà máy không thể hoạt động hết công suất, thiếu lao động dẫn đến không thể đảm bảo cung ứng đơn hàng theo tiến độ.

Do đó, Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho rằng, nhiều doanh nghiệp ở các địa phương đang là tâm dịch có nguy cơ mất đơn hàng. Áp lực sẽ giảm nếu chương trình tiêm vắc-xin ngừa Covid-19 được đẩy mạnh, qua đó dịch được kiểm soát và các doanh nghiệp sớm hoạt động bình thường trở lại.

Thủy sản

Doanh thu tăng trưởng 2 con số xuất hiện ở các doanh nghiệp đầu ngành thủy sản, nhưng gánh nặng chi phí, đặc biệt là phí vận chuyển, khiến lợi nhuận nửa đầu năm 2021 tăng không cao.

Triển vọng cổ phiếu ngành cuối năm ảnh 4

Theo Trung tâm Thông tin công nghiệp và thương mại (Bộ Công thương), dịch Covid-19 ở những thị trường lớn như Mỹ, Nhật Bản, EU, Anh, Canada, Trung Quốc... đang dần được kiểm soát nhờ người dân các quốc gia này được tiêm vắc-xin trên diện rộng, qua đó nhu cầu tiêu dùng và nhập khẩu thủy sản sẽ tăng nhanh.

Công ty cổ phần Vĩnh Hoàn (VHC) cho biết, kim ngạch xuất khẩu sang Mỹ trong tháng 7/2021 tăng 31% so với cùng kỳ năm ngoái, do sự tái hoạt động của các nhà hàng. Theo đó, tháng 7, VHC đạt doanh thu 765 tỷ đồng, tăng 21% so với cùng kỳ.

Đồ gỗ

Nhóm xuất khẩu đồ gỗ, nội thất cũng ghi nhận diễn biến tăng trong kim ngạch xuất khẩu. Tính đến đầu tháng 7/2021, Công ty cổ phần Chế biến Gỗ Đức Thành (GDT) đã nhận được đơn hàng xuất khẩu với tổng giá trị hơn 14,5 triệu USD và thực hiện được 86% kế hoạch nhận đơn hàng cho cả năm 2021. Từ quý II/2021, Công ty bắt đầu tăng giá bán nhằm chuyển bớt một phần tác động từ việc tăng giá nguyên liệu đến khách hàng.

Bất động sản

Lĩnh vực được nhận định có triển vọng trong trung và dài hạn là bất động sản nhà ở, động lực chính đến từ đầu tư công với chủ trương đẩy mạnh giải ngân các dự án phát triển cơ sở hạ tầng.

Triển vọng cổ phiếu ngành cuối năm ảnh 5

Trong ngắn hạn, dịch Covid-19 có ảnh hưởng không nhỏ đến các hoạt động khởi công xây dựng, bán hàng và bàn giao sản phẩm.

Tuy nhiên, đặc thù của ngành này là doanh thu, lợi nhuận được ghi nhận khi bàn giao nhà. Theo đó, những doanh nghiệp có công tác bán hàng tốt trong các năm trước và đảm bảo tiến độ thi công, xây dựng sẽ đạt kết quả kinh doanh khả quan.

Thống kê cho thấy, thời điểm cuối quý II/2021, nhiều doanh nghiệp có giá trị khoản mục người mua trả tiền trước lên tới hàng ngàn tỷ đồng (đây là khoản tiền trả trước hay đặt cọc mua sản phẩm dự án, doanh nghiệp sẽ ghi nhận doanh thu khi hoàn thành bàn giao cho khách hàng).

Hưởng lợi từ đầu tư công còn có lĩnh vực vật liệu xây dựng, đặc biệt là thép. Các chuyên gia của Công ty Chứng khoán SSI nhận định, đầu tư công được đẩy mạnh sẽ làm tăng nhu cầu về thép.

PHAN HẰNG
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement