Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Trí tuệ nhân tạo có thể nhận diện tội phạm qua máy phát hiện nói dối?

Chính sách - Hạ tầng

12/07/2019 08:05

Hệ thống trí tuệ nhân tạo có thể tiết lộ cảm xúc thật của nghi phạm trong các cuộc thẩm vấn thông qua công nghệ quét các biểu cảm vi mô, cử động khuôn mặt nhỏ của nghi phạm để tiết lộ liệu họ có nói dối.

Theo Dailymail, Công ty khởi nghiệp Facesoft có trụ sở tại London đã chế tạo một AI có thể nhìn được biểu cảm vi mô trên khuôn mặt của mọi người với cơ sở dữ liệu gồm 300 triệu biểu cảm.

Facesoft đã thảo luận với lực lượng cảnh sát ở Anh và Mumbai về các ứng dụng thực tế tiềm năng cho công nghệ AI.

Công ty hiện cũng đang bày tỏ quan tâm đến việc sử dụng công nghệ như một biện pháp kiểm soát đám đông, với thuật toán phát hiện được những cơn phẫn nộ tiềm ẩn của con người.

Cảnh sát sẽ có thể được thay thế bằng hệ thống trí tuệ nhân tạo có thể tiết lộ cảm xúc thật của nghi phạm trong các cuộc thẩm vấn.
Cảnh sát sẽ có thể được thay thế bằng hệ thống trí tuệ nhân tạo có thể tiết lộ cảm xúc thật của nghi phạm trong các cuộc thẩm vấn.

Công nghệ nhận diện cảm xúc đã được phát triển bởi công ty Facesoft của Anh. Các biểu cảm vi mô lần đầu tiên được phát hiện bởi các nhà tâm lý học thập niên 1960, những người có thể nhìn thấy các cử động trên khuôn mặt của những bệnh nhân tự tử khi họ cố che đậy những suy nghĩ tiêu cực mạnh mẽ.

‘Nếu ai đó cười không thành thật, miệng họ có thể mỉm cười, nhưng mắt họ không cười- biểu cảm vi mô tinh tế và nhanh hơn thế’, Allan Ponniah, đồng sáng lập và cũng là bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ của Facesoft cho biết.

Bác sĩ Ponniah tại Bệnh viện Hoàng gia miễn phí ở phía tây bắc London, đã thể hiện sự quan tâm đến tiềm năng của AI trong việc tái tạo khuôn mặt của bệnh nhân.

‘Những biểu hiện vi mô xảy ra trên các vùng khác nhau của khuôn mặt, chỉ diễn ra trong tích tắc và cũng rất đa dạng trong nhiều nền văn hóa’, các chuyên gia từ Đại học Carnegie Mellon, Pittsburgh nghiên cứu về biểu cảm vi mô cho biết.

Tiến sĩ Ponniah và đồng nghiệp Stefanos Zafeiriou – một chuyên gia về AI của Imperial College London và giám đốc công nghệ của Facesoft nói rằng hệ thống này sẽ có thể gắn cờ các điểm quan trọng cần chú ý khi phỏng vấn nghi phạm. Những phần này sau đó có thể được xem xét kỹ hơn bởi các nhà tâm lý học hình sự.

Facesoft làm thuật toán của họ bằng cách sử dụng cơ sở dữ liệu gồm 300 triệu hình ảnh độ phân giải cao của khuôn mặt người, phủ rộng tất cả các nhóm tuổi, sắc tộc và giới tính.

Facesoft đã gắn nhãn cho mỗi hình ảnh với một hoặc nhiều cảm xúc cụ thể mà chúng biểu thị, bao gồm cả hạnh phúc, sợ hãi và bất ngờ bên cạnh việc ghi lại cường độ và sức mạnh của những cảm xúc đó.

Từ bộ dữ liệu này, các nhà nghiên cứu có thể tạo ra hàng tỷ khuôn mặt tổng hợp, dạy cho AI cách nhận ra được biểu cảm của con người chính xác hơn.

Việc sử dụng đa dạng các khuôn mặt nhân tạo cho phép xác định chính xác hơn các đối tượng của thuật toán và tránh các định kiến về ​​dân tộc và giới tính có thể phát sinh.

Công ty đã thảo luận với cả lực lượng cảnh sát Anh và Mumbai về các ứng dụng thực tế tiềm năng cho công nghệ AI.

Công ty đã thảo luận với cả lực lượng cảnh sát Anh và Mumbai về các ứng dụng thực tế tiềm năng cho công nghệ AI.
Công ty đã thảo luận với cả lực lượng cảnh sát Anh và Mumbai về các ứng dụng thực tế tiềm năng cho công nghệ AI.

Để dạy hệ thống của họ cách thu nhận biểu cảm vi mô, các nhà nghiên cứu của Facesoft cũng đã sử dụng máy ảnh tốc độ cao để ghi lại hình ảnh các tình nguyện viên khi xem phim nhưng họ phải kìm nén mọi cử động trên khuôn mặt.

Sau đó, các nhà nghiên cứu đã phân tích các cảnh quay, xác định các chuyển động biểu lộ những cảm xúc thực sự của người tham gia.

Sau khi gắn nhãn các biểm cảm vi mô này, nhóm nghiên cứu đã đưa dữ liệu vào AI của họ, có thiết kế gần giống với cấu trúc của bộ não con người, được gọi là một mạng lưới thần kinh sâu.

Trong một thử nghiệm gần đây của chính phủ Hoa Kỳ, phần mềm nhận dạng khuôn mặt của Facesoft được xếp hạng tốt hơn cả các đối thủ cạnh tranh ở Mỹ, châu Âu và Nga khi xử lý các hình ảnh chỉ hiển thị một phần đối tượng, được chụp bởi CCTV. Những hình ảnh kiểu này yêu cầu nhiều kỹ thuật hơn so với ảnh hộ chiếu hay chân dung trực diện.

“Chúng tôi rất vui mừng khi được xếp hạng rất cao trong Thử nghiệm nhà cung cấp nhận dạng khuôn mặt. Chúng tôi rất mong muốn thực hiện những cải tiến hơn nữa để cải thiện độ chính xác hơn nữa”, tiến sĩ Ponniah cho biết.

‘Nhận diện khuôn mặt có tiềm năng trở thành một tài sản lớn cho xã hội, đặc biệt trong an ninh và những phát triển mà chúng tôi tạo ra sẽ tận dụng nhiều lợi ích hơn nữa từ công nghệ này’

Các nhà nghiên cứu tin rằng Facesoft sẽ có thể được sử dụng để xác định khi nào đám đông người có nguy cơ lên cơn thịnh nộ.

Các nhà nghiên cứu tin rằng Facesoft sẽ có thể được sử dụng để xác định khi nào đám đông người có nguy cơ lên cơn thịnh nộ.
Các nhà nghiên cứu tin rằng Facesoft sẽ có thể được sử dụng để xác định khi nào đám đông người có nguy cơ lên cơn thịnh nộ.

Công ty công nghệ này đã thảo luận với các quan chức cảnh sát ở Mumbai, Ấn Độ về việc phát triển một hệ thống giám sát cụ thể này.

Facesoft cũng đã thảo luận với các lực lượng cảnh sát ở Anh về các ứng dụng khả thi cho công nghệ nhận dạng khuôn mặt của họ. Tuy nhiên, không phải ai cũng ủng hộ việc kết hợp AI vào công việc của cảnh sát.

Vào tháng 4 năm 2019, Liên minh AI bao gồm Amazon, Apple, Facebook, Google, IBM, Microsoft và các học giả đã đưa ra các thuật toán AI được thiết kế để giúp thực thi pháp luật trong việc tuyên án, bảo lãnh, tạm tha hoặc quản chế.

Mặc dù các hệ thống như vậy đang ngày càng phổ biến ở Mỹ, nhưng liên minh này bày tỏ lo ngại rằng các thuật toán có khả năng bị sai lệch hoặc có thể không hoạt động như dự định.

Logan Koepke, nhà phân tích chính sách cao cấp của liên minh cho biết, nhiều báo cáo thống kê và kỹ thuật chỉ ra rằng chúng ta vẫn chưa sẵn sàng triển khai các công cụ này một cách có trách nhiệm.

Công nghệ nhận diện khuôn mặt hoạt động như thế nào?

Phần mềm nhận dạng khuôn mặt hoạt động bằng cách khớp hình ảnh thời gian thực với một bức ảnh trước đó của một người.

Mỗi khuôn mặt có khoảng 80 điểm nút đặc biệt trên mắt, mũi, má và miệng để phân biệt người này với người khác.

Một camera kỹ thuật số có thể đo khoảng cách giữa các điểm khác nhau trên khuôn mặt người, chẳng hạn như chiều rộng của mũi, độ sâu của hốc mắt, khoảng cách giữa mắt và hình dạng của xương hàm.

Một hệ thống giám sát thông minh khác (trong hình) có thể quét 2 tỷ khuôn mặt trong vài giây đã được ra mắt tại Trung Quốc. Hệ thống này kết nối với hàng triệu camera quan sát và sử dụng trí thông minh nhân tạo để chọn ra các mục tiêu. Quân đội đang nghiên cứu áp dụng phiên bản tương tự này với AI để theo dõi mọi người trên khắp đất nước.

Một hệ thống giám sát thông minh khác có thể quét 2 tỷ khuôn mặt trong vài giây đã được ra mắt tại Trung Quốc.
Một hệ thống giám sát thông minh khác có thể quét 2 tỷ khuôn mặt trong vài giây đã được ra mắt tại Trung Quốc.

Hệ thống tạo ra một mã số duy nhất, sau đó có thể được liên kết với một mã phù hợp có được từ một bức ảnh trước đó.

Một hệ thống nhận dạng khuôn mặt được các quan chức ở Trung Quốc sử dụng kết nối với hàng triệu camera quan sát và sử dụng trí thông minh nhân tạo để chọn ra các mục tiêu.

Các chuyên gia tin rằng công nghệ nhận dạng khuôn mặt sẽ sớm vượt qua công nghệ vân tay để trở thành cách hiệu quả nhất giúp nhận dạng con người.

VIÊN VIÊN
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement