Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Trẻ sơ sinh bị nhiệt miệng và sốt, mẹ phải làm gì?

Sức khỏe

17/12/2017 08:29

Dù nhiệt miệng không quá nguy hiểm nhưng trẻ sẽ bị đau mà quấy khóc, bỏ ăn khiến nhiều bố mẹ lo lắng.

1. Nhiệt miệng là gì?

Nhiệt miệng là những vết lở loét xuất hiện trong miệng trẻ sơ sinh. Thông thường, rất ít khi gặp triệu chứng này ở trẻ sơ sinh. Bởi vậy, khi trẻ sơ sinh bị nhiệt miệng sẽ thường rất khó chịu vì nó gây ra nhiều đau đớn, làm bé kém ăn hơn.

Nhiệt miệng là những vết loét màu trắng hoặc vàng được bao quanh bởi viền màu đỏ và gây đau buốt. Các nốt nhiệt thường xuất hiện bên trong má hoặc môi, lưỡi và vòm miệng. Nhiệt miệng không quá nguy hiểm nhưng cũng là vấn đề khiến các mẹ đau đầu.

2.  Nguyên nhân khiến trẻ bị nhiệt miệng

Trẻ bị nhiệt miệng không có một nguyên nhân cụ thể. Có thể bé bị căng thẳng nên dễ dẫn đến nhiệt miệng. Bên cạnh đó, nhiệt miệng cũng có thể tạo nên bởi vết thương trong miệng như bé chẳng may tự cắn vào lưỡi khi ăn, hoặc bác sĩ nha khoa chẳng may làm tổn thương khu vực miệng khi khám bệnh.

Các nốt nhiệt thường xuất hiện ở môi, lưỡi và vòm miệng, gây đau buốt. (Ảnh minh họa)
Các nốt nhiệt thường xuất hiện ở môi, lưỡi và vòm miệng, gây đau buốt. (Ảnh minh họa)

Ngoài ra, nhiệt miệng cũng có thể gây nên bởi các thực phẩm nhiễm virus hoặc chế độ ăn thiếu hụt dinh dưỡng khác, đặc biệt là thiếu sắt, axit folic, kẽm hoặc B12).

3. Triệu chứng khi trẻ bị nhiệt

Những vết nhiệt miệng gây đau đớn sẽ rất dễ phát hiện. Các nốt nhiệt có thể bị chảy máu khi mẹ đánh răng cho con hơi mạnh tay. Các nốt nhiệt thường kéo dài từ một đến hai tuần. Khi bị nhiệt miệng, trẻ có thể bị sốt, khó nuốt và đau trong miệng. 

4. Cách xử lý khi trẻ bị nhiệt miệng và sốt

Vì không có một nguyên nhân gây nhiệt miệng cụ thể nên bạn không thể phòng tránh được bệnh, tuy nhiên khi vệ sinh răng miệng cho con, cha mẹ nên rửa tay sạch sẽ.

Mặc dù nhiệt miệng không quá nguy hiểm nhưng có thể gây đau cho trẻ. Với một vài trường hợp bị nặng, trẻ còn có thể không chịu ăn uống và dẫn đến thiếu chất, mất nước. Nếu con bạn bị đau dữ dội vì các vết nhiệt lớn, lâu ngày thì mẹ nên đưa bé đi gặp bác sĩ để biết loại thuốc giảm đau phù hợp.

Khi con bị nhiệt miệng và sốt, mẹ nên bổ sung nước thường xuyên. (Ảnh minh họa)
Khi con bị nhiệt miệng và sốt, mẹ nên bổ sung nước thường xuyên. (Ảnh minh họa)

Ngoài ra, mẹ nên lưu ý những việc sau nếu con bị nhiệt miệng và sốt:

- Tránh cho con ăn những món ăn có tính axit cao, quá mặn, chua như nước cam, chanh...

- Cho con súc miệng bằng nước muối sinh lý để sát khuẩn.

- Dùng đá lạnh chườm vào vết nhiệt sẽ giúp nhiều trẻ cảm thấy dễ chịu hơn.

- Nghiền nhuyễn thực phẩm khi cho con ăn.

- Nếu bé bị sốt, mẹ nên đắp khăn mát cho con và lưu ý không nên mặc quần áo quá dày vì sẽ khiến trẻ bị ra mồ hôi. Bên cạnh đó, mẹ nên bổ sung nước liên tục để tránh tình trạng mất nước.

PGS. TS. TTƯT.  Bùi Khắc Hậu cho biết trên báo Sức khỏe và Đời sống, trẻ bị nhiệt miệng cần cho trẻ ăn đúng chế độ dinh dưỡng phù hợp theo lứa tuổi. Hàng ngày nên vệ sinh miệng cho trẻ. Trẻ lớn cần đánh răng, súc miệng, họng hàng ngày. Cần cho trẻ ăn thêm rau, hoa quả tươi. Cần cho trẻ đi khám bệnh định kỳ về chuyên khoa nhi để nhận được những lời khuyên hữu ích. 

NGỌC QUỲNH
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement