Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Tranh chấp hợp đồng xuất nhập khẩu đa phần doanh nghiệp Việt thua kiện

Chính sách - Hạ tầng

11/09/2019 09:21

Đó là nhận định của Luật sư Châu Việt Bắc – Phó tổng thư ký Trọng tài quốc tế Việt nam.

Giao dịch email, fax không có giá trị pháp lý

Rất nhiều doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam bị kiện trong quá trình giao dịch làm ăn với đối tác nước ngoài và thua kiện vì không đủ chứng tờ pháp lý.

Theo ông Châu Việt Bắc, trong giao dịch xuất nhập khẩu giữa các bên thường xảy ra tình trạng đối tác mua hàng không thực hiện nghiêm chỉnh hợp đồng đã ký về thanh toán dẫn đến kiện tụng. Nhiều doanh nghiệp lúng túng trong việc giải quyết các tranh chấp thương mại trong hoạt động xuất nhập khẩu vì không đủ chứng từ pháp lý.

b
Đó là nhận định của Luật sư Châu Việt Bắc – Phó tổng thư kí Trọng tài quốc tế Việt nam.

Theo thống kê, Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC)số lượng tranh chấp liên quan đến hợp đồng xuất nhập khẩu chiếm tỉ trọng lớn được giải quyết thông qua phương thức trọng tài thương mại. Trong 26 năm qua, trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam giải quyết hơn 2.500 vụ tranh chấp, trong đó chiếm 50% là tranh chấp hợp đồng xuất nhập khẩu.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tranh chấp hợp đồng. Nhiều điều khoản trong hợp đồng còn chưa chặt chẽ, chưa được doanh nghiệp tìm hiểu kỹ trước khi đặt bút ký. Bên cạnh đó, cũng phải kể đến yếu tố nhận thức về pháp luật hợp đồng còn hạn chế và không tính đến trường hợp xảy ra tranh chấp. Ngoài ra, một trường hợp khác phát sinh từ giao dịch điện tử ngày càng phổ biến trong các vụ tranh chấp như giao dịch thư điện tử, WeChat, Viber...

Theo ông Châu Việt Bắc - Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam, nhiều doanh nghiệp Việt Nam không chú ý ghi rõ việc bồi thường thiệt hại khi đối tác không giao hàng hoặc khi đối tác không nhận hàng.

Hai bên chỉ trao đổi với nhau về việc bồi thường qua một văn bản ngoài hợp đồng được gửi bằng fax hoặc email, rồi cứ ngỡ đó là cơ sở pháp lý. Khi đối tác không thực hiện bồi thường, doanh nghiệp đưa ra giải quyết tranh chấp thương mại, thì trọng tài luôn, yêu cầu xem lại hợp đồng vì trong hợp đồng nói rõ mọi thay đổi, bổ sung phải lập thành văn bản, có chữ ký của người đại diện, đóng dấu thì mới có giá trị pháp luật.

Muốn-thành-lập-công-ty-tại-Hà-Nội-nhưng-không-có-hộ-khẩu-tại-đây-thì-có-được-không-sblaw-660x330
Những giao dịch quan trọng liên quan đến giá cả nên là giấy trắng mực đen.

Ông Châu Việt Bắc nói thêm, các doanh nghiệp cần lưu ý trong giao dịch điện tử. Những giấy tờ có liên quan đến giá cả như hối phiếu nhận nợ, hối phiếu đòi nợ và các giấy tờ có giá khác sẽ không được công nhận giá trị chứng cứ điện tử. Bản thân doanh nghiệp phải biết cái nào cần thiết, quan trọng nhất thì nên sử dụng hợp đồng giấy trắng mực đen. Còn những gì thông dụng thì có thể sử dụng giao dịch điện tử.

Các doanh nghiệp phải trang bị kiến thức, nhận thức được những rủi ro trong các giao dịch thông qua các khóa đào tạo, liên kết với các hiệp hội, trung tâm xúc tiến thương mại, để trang bị cho mình những kiến thức nhận diện, phòng ngừa rủi ro. Ngoài ra các bên cần lưu trữ chứng cứ một cách cẩn thận để khi xảy ra tranh chấp thì có thể chứng minh quyền lợi hợp pháp của mình tại cơ quan giải quyết tranh chấp.

Một điểm rủi ro đối với phương thức giao dịch điện tử là không kiểm soát được tính chính xác của các công cụ trao đổi như email, các bên giao dịch với nhau có thể bị ảnh hưởng bởi một tác nhân thứ ba có thể làm thay đổi hệ thống dữ liệu.

Nhận diện rủi ro có thể dẫn đến tranh chấp hợp đồng xuất – nhập khẩu

Nhiều doanh nghiệp Việt Nam nghĩ khá đơn giản, khi không giao, nhận được hàng thì thu hồi lại, chỉ mất khoản phí nhỏ khi mở. Nhưng thật ra doanh nghiệp bị mất lợi nhuận rất lớn vì không nhập được hàng để sản xuất kinh doanh.

Hoặc do không được giao hàng, doanh nghiệp phải mua một lô hàng khác với số lượng tương đương, chất lượng tương đương thì nếu giá cao hơn, doanh nghiệp có quyền yêu cầu bồi thường khoản chênh lệch đó. Trường hợp nữa là do không nhận được nguyên liệu nhập về, nhà máy không hoạt động, công nhân không có việc làm, cũng có thể yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Các vấn đề này, doanh nghiệp nước ngoài họ nắm rất rõ nên xảy ra tranh chấp hợp đồng xuất nhập khẩu với doanh nghiệp nước ngoài, Việt Nam thường phải bồi thường số tiền thiệt hại rất lớn là như vậy.

Vì thế trong quá trình giao dịch hàng hóa xuất nhập khẩu các doanh nghiệp Việt Nam cần chú ý và tính toán được rủi ro có thể dẫn đến tranh chấp.

Dich-vu-dang-ky-nhan-hieu (16)
Doanh nghiệp cần lưu giữ giấy tờ giao dịch.

Doanh nghiệp khi hợp đồng nhập hàng nông sản cần phải hiểu rõ tính chất thời vụ của loại nông sản đó để có thể biết khả năng giao hàng của đối tác đến đâu mà tính toán cho hợp lý thời gian, số lượng giao hàng. Nếu mùa thu hoạch chỉ vài tháng mà doanh nghiệp ký hợp đồng giao hàng trong một năm với số lượng lớn, rồi cứ chuyển cho người bán tiền đặt cọc, thì rủi ro cao, có thể mất tiền cọc mà không nhận được hàng.

Hay một số nông sản có giá lên xuống theo thời giá thế giới. Khi ký hợp đồng, doanh nghiệp đặt niềm tin vào năng lực của đối tác qua công bố thông tin của họ, nên xảy ra tình trạng sau khi ký hợp đồng thì giá trên thị trường tăng, người bán không muốn giao hàng.

Điều lưu ý tiếp theo, nhiều trường hợp doanh nghiệp muốn mua hàng thì tìm hiểu giá trên mạng, khi gặp một đối tác nào đó nói giá cao hơn lại so sánh, rồi chọn mua của công ty rao trên mạng. Rủi ro đã từng xảy ra là công ty rao giá thấp đó chỉ chờ người mua đặt cọc tiền, nhưng thực tế họ không có khả năng cung cấp hàng hóa.

Ngoài ra, doanh nghiệp thường nghĩ đơn giản yêu cầu chất lượng ghi trên hợp đồng thế nào thì họ sẽ giao hàng như vậy. Việc giao hàng không đúng chất lượng đã xảy ra với các doanh nghiệp nhập khẩu.

Ngoài xác định rõ chất lượng hàng hóa giao – nhận, việc xác định cơ quan kiểm định ở nước đối tác hay ở Việt Nam trong hợp đồng cũng rất quan trọng. Nếu doanh nghiệp không thỏa thuận rõ tên cơ quan kiểm định sau này có khả năng sẽ phát sinh rắc rối về kiểm tra chất lượng.

Thiệt hại từ việc nhận hàng không đúng số lượng cũng xảy ra tranh chấp. Doanh nghiệp phải tính đến việc nhận hàng và kiểm tra hàng như thế nào, tránh đưa hàng về rồi mới biết hàng không đủ số lượng do người bán đưa hàng lên tàu luôn mà không kiểm tra tại cảng, đến khi nhập về, doanh nghiệp lại đưa thẳng về nhà máy luôn cũng không kiểm tra tại cảng; hoặc kiểm tra từng khối hàng mà không kiểm tra chi tiết hàng trong container tại cảng. Trường hợp này không thể bắt bẻ khách hàng, kiện không được cho dù container chưa mở niêm chì.

VIÊN VIÊN
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement