Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Tranh cãi việc ĐBQH đề xuất mặc áo dài ngũ thân đi họp

Lối sống

03/06/2023 00:00

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Văn Cảnh đề nghị Quốc hội cho các đại biểu mặc áo dài ngũ thân truyền thống tại các phiên họp, viếng Lăng Bác, chào cờ.

Đề xuất này hiện đang gây tranh cãi trong dư luận. Theo ý kiến của một chuyên gia trong lĩnh vực trang phục truyền thống, áo dài ngũ thân nên trở thành một trang phục được khuyến khích bên cạnh những trang phục khác, thay vì áp đặt một cách quá cứng nhắc.

Thí điểm cho đề án lễ phục truyền thống 

Trước đó trong thảo luận về kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2023, đại biểu Nguyễn Văn Cảnh (đoàn Bình Định) đã dành nửa thời lượng phát biểu để nêu ý kiến về trang phục truyền thống áo dài ngũ thân

Đại biểu đoàn Bình Định cho biết ông đã đọc câu chuyện chúng ta đi dự hội nghị lớn ở nước ngoài, họ quy định khách mời mặc trang phục truyền thống hoặc mặc comple phong cách châu Âu. 

Còn ở Việt Nam, hiện chưa quy định trang phục truyền thống trong ngoại giao, chỉ mặc áo vest có sẵn nên chưa đưa được bản sắc riêng đến bạn bè quốc tế, chưa được chỉn chu như khách mời, người đồng cấp của nhiều đoàn khác.

"Việc cho phép mặc áo dài ngũ thân nam tại các hội nghị, các sự kiện sẽ giúp cho các cơ quan có trách nhiệm và người dân cái nhìn thực tế, có thời gian để nhìn rõ hơn về giá trị truyền thống, sự phù hợp thực tiễn khi đưa áo dài ngũ thân về lại với đời sống người Việt; hướng đến xây dựng riêng một bộ lễ phục truyền thống cho người Việt tại các hội nghị văn hóa lớn, các sự kiện ngoại giao Nhà nước. 

Bộ lễ phục này sẽ vẫn giữ gìn nét truyền thống, phù hợp với sinh hoạt, công việc trong xã hội hiện đại và tương xứng với trang phục của người đồng cấp trong sự kiện ngoại giao, trong hoạt động giao lưu văn hóa quốc tế", Đại biểu Quốc hội đoàn Bình Định nhấn mạnh và mong Quốc hội chấp nhận đề xuất trên.

Tranh cãi việc ĐBQH đề xuất mặc áo dài ngũ thân đi họp - Ảnh 1.

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Văn Cảnh (đoàn Bình Định) đề xuất Quốc hội xem xét, cho phép đại biểu mặc áo dài ngũ thân nam tại các phiên họp.

Trong chiếc áo dài truyền thống, ông Cảnh cho biết, chiếc áo ông đang mặc là một chiếc áo dài ngũ thân nam. Ông đã mặc 3 chiếc áo khác trong kỳ họp này, mỗi chiếc áo phù hợp một số hoàn cảnh. 

Theo ông Cảnh, các nước xung quanh ta và trên thế giới phần lớn đều có lễ phục truyền thống. Ở nước ta, đề án về trang phục truyền thống đến nay vẫn chưa được thông qua một phần là do chưa có quy định cho mặc thí điểm để có nhiều thực tiễn.

Nên khuyến khích hay bắt buộc?

Ngay sau khi thông tin này được truyền thông đăng tải, trên các diễn đàn về cổ phong, Việt phục cũng "nóng" hẳn lên với nhiều ý kiến trái chiều.

Ở luồng dư luận phản đối, các ý kiến chủ yếu cho rằng đề nghị của đại biểu Nguyễn Văn Cảnh thiếu thuyết phục và thiếu thực tế, vì trên thế giới người ta dùng complet làm lễ phục, sao mình đi ngược lại? 

Complet là sự tiến bộ về thời trang của nhân loại, toàn thế giới dùng cớ sao lại bỏ? Áo dài ngũ thân nam thì nên mặc dịp lễ truyền thống của dân tộc, còn ngoại giao chính trị thì vẫn phải nên mặc complet như thường thấy lâu nay...

Theo một tài khoản trên mạng xã hội, "Quốc hội có biết bao việc lớn đang cần bàn. Tại sao giữa thời điểm kinh tế, xã hội đang nhiều vấn đề cần giải quyết như thế này, đại biểu lại chỉ đề xuất về chuyện mặc gì đi họp?".

Bên cạnh đó, nhiều ý kiến phản biện cho rằng mặc áo dài vướng víu, phức tạp, không gọn gàng, không dễ di chuyển và thuận tiện như comple.

Tranh cãi việc ĐBQH đề xuất mặc áo dài ngũ thân đi họp - Ảnh 2.

Vài năm gần đây, hình ảnh chiếc áo dài ngũ thân xuất hiện ngày càng nhiều trên mạng xã hội và các phương tiện truyền thông. Ảnh: NSƯT Thành Lộc với áo dài ngũ thân

Trong khi đó, phía ủng hộ thì đưa ra nhiều ý kiến để bảo vệ quan điểm của mình. Có người thắc mắc: "Trước giờ vẫn không hiểu tại sao áo dài nam đẹp như thế mà rất hiếm khi được sử dụng. Gần như là chỉ ngày tết và đám cưới mới được nhìn thấy", người cho rằng: "Áo ngũ thân, áo dài khá là đẹp luôn. Hơn nữa đó là áo truyền thống, cần ủng hộ bảo tồn và lưu giữ lại nét đẹp dân tộc chứ!"

Là một người hoạt động nhiều năm trong lĩnh vực trang phục truyền thống, anh Nguyễn Đức Lộc, người sáng lập thương hiệu cổ phục Ỷ Vân Hiên bày tỏ sự vui mừng khi áo dài ngũ thân dành cho nam giới đang dần có tiếng nói trở lại và được đại biểu Quốc hội quan tâm.

Tuy nhiên theo anh Nguyễn Đức Lộc, không dễ dàng và cũng không vội vàng gì để các đại biểu Quốc hội mặc áo dài ngũ thân truyền thống. Bởi trong tiến trình lịch sử, có rất nhiều trang phục của các triều đại, mang ý nghĩa khác nhau: "Tại diễn đàn Quốc hội, Quốc hội đại diện cho tiếng nói của 100 triệu người dân Việt Nam với nhiều văn hóa, tôn giáo, tín ngưỡng khác nhau. 

Vì vậy, cần nghiên cứu kỹ lưỡng hơn, hoặc có thể đưa tà áo dài ngũ thân trở thành một trong những lựa chọn của các đại biểu Quốc hội tại các hội nghị, sự kiện quan trọng. Nó nên trở thành một trang phục khuyến khích bên cạnh những trang phục khác thay vì áp đặt một cách quá cứng nhắc thành quy định, bắt các đại biểu phải mặc", Giám đốc Công ty CP Ỷ Vân Hiên chia sẻ.

(Nguồn: Tổng hợp)

THANH TRÚC
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement