Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Trái cây Thái: Cảnh giác để tránh mua phải hàng nội 'đội lốt' ngoại!

Thị trường 24h

22/05/2020 14:48

Giá cao hơn hàng nội từ 15-20 ngàn đồng kg, song nhiều người vẫn chuộng trái cây Thái Lan. Tuy nhiên, cần cảnh giác để tránh mua phải hàng Việt đội "lốt".

Người tiêu dùng chuộng trái cây Thái hơn trái cây Việt

Thời gian gần đây, các loại trái cây nhập khẩu được bày bán tràn lan tại các khu chợ của TP.HCM như Bà Chiểu (quận Bình Thạnh), Gò Vấp, Vườn Chuối (quận 3),... với mức giá cao hơn trung bình từ 15.000-20.000 đồng/kg.

Các loại trái cây nhập khẩu từ Thái Lan như mãng cầu, chôm chôm, xoài,... được bày bán khá dồi dào trên thị trường.
Các loại trái cây nhập khẩu từ Thái Lan như mãng cầu, chôm chôm, xoài,... được bày bán khá dồi dào trên thị trường.

Ghi nhận tại chợ Phạm Văn Hai ( quận Tân Bình) các loại trái cây được nhập từ Thái Lan như măng cụt, xoài, chôm chôm, mãng cầu,… được tiểu thương trưng bày tại các vị trí bắt mắt trên quầy, sạp hàng với mức giá dao động từ 50.000-180.000 đồng/kg. Cụ thể, măng cụt Thái có giá 65.000-70.000 đồng/kg, sầu riêng Thái hột lép giá 150.000-180.000 đồng/kg, chôm chôm Thái 50.000-55.000 đồng/kg, bòn bon Thái 90.000-100.000 đồng/kg,...

Trong khi đó, tại các sạp bên cạnh, trái cây trong nước có giá rẻ hơn từ 15.000-20.000 đồng/kg. Cụ thể, sầu riêng Ri 6 giá 60.000-80.000 đồng/kg, chôm chôm 25.000-30.000 đồng/kg, măng cụt 35.000-50.000 đồng/kg, bòn bon 35.000-40.000 đồng/kg,...

Mặc dù có giá cao hơn từ 15.000-20.000 đồng/kg nhưng trái cây nhập khẩu từ Thái vẫn được người tiêu dùng ưu chuộng.
Mặc dù có giá cao hơn từ 15.000-20.000 đồng/kg nhưng trái cây nhập khẩu từ Thái vẫn được người tiêu dùng ưu chuộng.

Cô Bùi Thị Công, chủ sạp kinh doanh trái cây tại chợ Bà Chiểu chia sẻ, mặc dù giá trái cây nhập khẩu cao hơn so với trong nước, tuy nhiên nhiều khách hàng vẫn chọn mua, đặc biệt là sầu riêng và măng cụt Thái do vị ngọt và quả to hơn so với trong nước. 

Chị Nhật Hà (31 tuổi, ngụ tại quận 3) cho biết, mỗi lần đi làm về chị đều ghé chợ mua vài kg măng cụt Thái thay vì chọn mua măng Lái Thiêu do trái to, đều, vị ngọt, ít bị sượng. Trong khi, măng thường cứ khoảng 10 trái thì có tầm 2,3 trái bị hư và chua. Dù giá có cao hơn từ 15.000-20.000 đồng/kg nhưng vì chất lượng nên chị vẫn chọn mua. 

Theo đại diện chợ đầu mối nông sản Thủ Đức, hàng Thái Lan về chợ chủ yếu được đóng thành từng thùng riêng, có ghi rõ ràng xuất xứ hàng hóa. Về bề ngoài, măng cụt Thái trái đều hơn, vỏ tím da mịn hơn hàng trong nước. Khi ăn măng cụt Thái có vị ngọt còn măng cụt Việt Nam có vị chua nhẹ.

Bên cạnh đó, trên các trang mạng xã hội trái cây nhập khẩu từ Thái Lan cũng được bày bán rất sôi động, với các mức giá dao động 35.000-200.000 đồng/kg, lượng khách hàng đặt mua cũng khá nhộn nhịp.

Cảnh giác để tránh mua phải trái cây nội "đội lốt" Thái Lan

Tuy nhiên, người tiêu dùng cần nên cảnh giác để tránh mua phải rơi vào cảnh "trả tiền hàng Thái nhưng nhận hàng Việt Nam". Bởi theo số liệu được cơ quan chức năng cung cấp thì trong quý I/2020, trái cây Thái Lan xuất sang Việt Nam ít hơn rất nhiều so với cùng kỳ năm ngoái, ở chiều ngược lại, trái cây Việt sang Thái nhiều hơn so với cùng kỳ năm trước. 

Về vấn đề này, phát biểu trên báo Công thương, ông Đặng Phúc Nguyên (Tổng thư ký Hiệp hội rau quả Việt Nam) cho biết trong quý I/2020 Việt Nam chỉ nhập khẩu trái cây về với kim ngạch 15 triệu USD, trong khi đó, cùng kỳ năm ngoái là 168 triệu USD”. Điều này cho thấy lượng trái cây nhập về từ Thái Lan không nhiều trong thời gian qua.

Liên quan đến thông tin về việc trái cây Thái Lan hiện đang bán tràn lan tại thị trường Việt Nam, ông Đặng Phúc Nguyên cho rằng, do thương hiệu trái cây Thái Lan sạch, đẹp, ngon, trong khi đó, nhiều mặt hàng trái cây giữa Việt Nam và Thái Lan có sự trùng lặp, ví dụ như măng cụt, sầu riêng…. do đó, nhiều thương lái họ muốn bán được hàng cao và thu hút được nhiều người tiêu dùng nên có thể họ mượn mác Thái Lan gắn vào trái cây Việt.

Từ những số liệu và thực tế trên có thể thấy rằng, việc người tiêu dùng mua phải hàng "đội lốt" là điều hoàn toàn có thể xảy ra và người tiêu dùng nên hết sứ cảnh giác.

Cách phân biệt măng cụt Thái với măng cụt Viêt Nam

Theo những người buôn bán trái cây, măng cụt Thái Lan trái đều, da không có cám và được đóng thùng giấy hoặc rổ nhựa có nhãn mác thể hiện xuất xứ, còn hàng trong nước thì không.

Nhìn chung, với người tiêu dùng thường khó phân biệt được xuất xứ 2 loại măng cụt vì rất giống nhau, với người sành ăn thì măng cụt Việt Nam có vị chua nhẹ, trong khi măng cụt Thái Lan ngọt.

PHƯỢNG LÊ
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement