Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

TP.HCM sẽ làm những dự án hạ tầng, chỉnh trang đô thị nào trong 2 năm tới?

Quy hoạch

31/10/2018 08:21

Giai đoạn 2016-2020, TP.HCM cần hơn 2 triệu tỷ đồng để chỉnh trang phát triển đô thị, giảm ùn tắc tai nạn giao thông, giảm ngập nước, giảm ô nhiễm môi trường…

Vốn tư nhân gần 60%

Theo ông Nguyễn Hồng Văn, Trưởng phòng hợp tác công tư PPP, Sở Kế hoạch Đầu tư TP.HCM, nhu cầu vốn đầu tư phát triển của TP.HCM giai đoạn 2016-2020 khoảng hơn 2 triệu tỷ đồng. Trong đó, khu vực FDI chiếm khoảng 19,1%, khu vực Nhà nước đáp ứng khoảng 19,95% và còn lại khu vực tư nhân sẽ kêu gọi khoảng 59,72%.

Trong 7 chương trình đột phá của TP.HCM thì có 4 chương trình. Thứ nhất là chương trình giảm ùn tắc tai nạn giao thông. Thứ hai là giảm ngập nước. Thứ ba là giảm ô nhiễm môi trường. Thứ 4 là chỉnh trang phát triển đô thị. Nhu cầu vốn đầu tư khoảng 816.000 tỷ đồng nhưng ngân sách TP.HCM chỉ đáp ứng khoảng 12%, tương đương khoảng hơn 94.000 tỷ đồng.

TP.HCM sẽ có phải triển khai di dời khoảng 20.000 căn nhà trên ven kênh rạch.
TP.HCM sẽ có phải triển khai di dời khoảng 20.000 căn nhà trên ven kênh rạch.

Về nhóm các dự án có thể kêu gọi đầu tư đối với 4 chương trình đột phá của TP.HCM trong giai đoạn 2016-2020 có 4 nhóm chính. Trong đó, chương trình chỉnh trang phát triển đô thị có 87 dự án với tổng đầu tư khoảng 121.000 tỷ đồng. Chương trình giảm ô nhiễm môi trường gồm 15 dự án với tổng mức đầu tư 1.954 tỷ đồng. Chương trình giảm ùn tắc an toàn giao thông 80 dự án với khoảng 644.000 tỷ đồng. Chương trình giảm ngập nước 6 dự án với hơn 39.000 tỷ đồng.

Còn ở chương trình di dời tổ chức lại cuộc số người dân đang sống trên ven kênh rạch, TP.HCM dự kiến phải triển khai di dời khoảng 20.000 căn nhà. Riêng quận 8 khoảng 9806 căn, Bình Thạnh 1830 căn, quận 4 là 1630 căn và quận 7 1730 căn.

Định hướng của TP.HCM trong việc triển khai chương trình này sẽ gồm 3 nhóm đầu tư. Thứ nhất là nhóm vốn ngân sách sẽ triển khai 51 dự án với 14.437 căn triển khai các dự án ở trên kênh rạch nhỏ lẻ và có giá trị thương mại thấp. Nhóm thứ hai sử dụng nguồn vốn của doanh nghiệp có 39 dự án di dời 801 căn, chỉnh trang nhà ở có tính thương mại kết hợp kinh doanh đô thị. Nhóm cuối cùng triển khai theo hình thức PPP với 6 dự án.

Một dự án khác mà TP.HCM cũng đang kêu gọi đầu tư là trục Bắc-Nam kết nối hạ tầng Khu đô thị cảng Hiệp. Trục này đi từ quận 4 sang Nhà Bè dài 14km với tổng đầu tư 17.500 tỷ đồng, thực hiện theo hợp đồng BOT và BT.

Dự án Khu đô thị Tây Bắc khoảng 9000ha dự kiến có 450.000 dân. Tại đây, TP.HCM kêu gọi nhà đầu tư triển khai hạ tầng kỹ thuật chính theo hướng có thể thanh toán bằng các dự án Khu đô thị đại học, Khu đô thị cao cấp… Khu đô thị Tây Bắc thức có 4 hình thức đầu tư chính. Cụ thể, một là đấu giá quyền sử dụng đất đối với dự án đã giải phóng mặt bằng, hai là hình thức PPP, ba là đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư dự án có sử dụng đất đối với dự án chưa hoàn tất giải phóng mặt bằng và hình thức đầu tư trực tiếp theo chấp thuận chủ trương đầu tư.

Với hình thức 1, quy trình là Nhà nước tổ chức giải phóng mặt bằng, tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất, nhà đầu tư trúng đấu giá sẽ tiến hành chỉnh trang đô thị theo quy hoạch được duyệt. Hình thức 2 sẽ thực hiện theo Nghị định 63 và các Luật Quản lý tài sản công nên nhà đầu tư có thể đề xuất dự án. Sau đó được giao lập đề xuất dự án, báo cáo tính khả thi rồi TP.HCM tổ chức đấu thầu mời gọi các doanh nghiệp tham gia sau đó ký hợp đồng để trai khai dự án.

Hình thức 3 là TP.HCM sẽ căn cứ trên kế hoạch về phát triển kinh tế xã hội cũng như kế hoạch sử dụng đất hàng năm, quy hoạch phân khu 1/2000 và phê duyệt danh mục các dự án có sử dụng đất được kêu gọi đầu tư. Từ đó, TP.HCM tiến hành đấu thầu. Doanh nghiệp trúng thầu tiến hành thực hiện dự án theo quy hoạch được duyệt.  Hình thức 4 là thực hiện chấp thuận chủ trương đầu tư theo Luật đất đai.

Giảm chi phí đen

Đề cập tới thách thức hiện nay của TP.HCM, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Trần Vĩnh Tuyến cho rằng thứ nhất về giao thông như kẹt xe, kết nối giao thông thành phố thấp. Mật độ giao thông theo chuẩn cả nước 1km2 đất có ít nhất 10km đường thì TP.HCM chỉ mới chiếm 20%, tức 1km2 đất chỉ được trên 2km đường giao thông, thấp nhất cả nước. Thứ hai là về ngập, một mặt do biến đổi khí hậu nhưng một mặt do TP.HCM đối phó với những hạn chế do chúng ta gây ra do phát triển nhanh quá. Mặt khác, các công trình mọc lên cũng gây khó thoát nước. Vấn đề thứ 3 là môi trường. 

Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Trần Vĩnh Tuyến nhấn mạnh, TP.HCM là đô thị đặc biệt của Việt Nam và đòi hỏi phải có sự phát triển để đóng góp cho sự phát triển chung của cả nước. Tuy nhiên, trước quá trình phát triển liên tục của TP.HCM đã để lại hậu quả là sự phát triển không bền vững. Do vậy, TP.HCM nhận thấy vấn đề hạn chế và yếu kém lớn nhất của TP.HCM vẫn là vấn đề quy hoạch.

Theo pháp lý quy hoạch thì cứ 5 năm Chính phủ xem xét điều chỉnh quy hoạch một lần, nhưng nếu quy hoạch tốt như ở các nước châu Âu thì quy hoạch cả 100 năm vẫn không thay đổi. Đây là vấn đề thuộc về chất lượng quy hoạch. Do vậy, quy hoạch tổng thể của TP.HCM trong những năm tới phải tính toán để làm sao khả năng điều chỉnh bổ sung ít nhất là phải 10 năm.

Về cơ chế chính sách, TP.HCM đã được Quốc hội ban hành cơ chế chính sách đặc thù. Đối với dự án thu hồi đất trên 10ha thì Hội đồng nhân dân TP.HCM được quyết định thay vì phải trình Thủ tướng.

TP.HCM đang kêu gọi đầu tư vào dự án Khu đô thị Tây Bắc rộng khoảng 9000ha với 450.000 dân.
TP.HCM đang kêu gọi đầu tư vào dự án Khu đô thị Tây Bắc rộng khoảng 9000ha với 450.000 dân.

Đối với dự án PPP, nhà đầu tư được miễn hoặc giảm tiền thuê đất đối với phần diện tích được giao trong thời gian khai thác. Thứ hai là được thế chấp tài sản quyền sử dụng đất, quyền kinh doanh công trình để có thể vay vốn triển khai thực hiện dự án. Mục đích sử dụng đất được đảm bảo trong suốt thời gian thực hiện dự án, không thay đổi mục đích sử dụng đất. Riêng nhà đầu tư nước ngoài có quyền được mua ngoại tệ tại các tổ chức tín dụng để đáp ứng nhu cầu hoạt động.

Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Trần Vĩnh Tuyến cho biết, quy hoạch tổng thể của TP.HCM phải trở thành cơ hội của nhà đầu tư và mong ước của người dân. Vì vậy, để điều chỉnh quy hoạch tổng thể TP.HCM trong giai đoạn tới sẽ rà soát nhiều vấn đề như chính sách cho nhà đầu tư, giải quyết quyền lợi cho người dân. Đồng thời, nâng cao chất lượng quy hoạch cho phù hợp với sự phát triển chung của TP.HCM.

Trong khi chờ quy hoạch chung mới, TP.HCM khẩn trương có biện pháp để xử lý những hạn chế như điều chỉnh quy hoạch kịp thời để hấp dẫn hơn và giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu. Tiếp tục hoàn thiện phát triển quy hoạch Khu đô thị mới Thủ Thiêm trở thành đô thị mới, trung tâm tài chính quốc tế. Phát triển đô thị thông minh ở quận 1, 12 và Khu đô thị mới Thủ Thiêm. Xây dựng Khu đô thị sáng tạo phía Đông TP.HCM, phát triển Khu đô thị du lịch sinh thái Cần Giờ, phát triển Khu đô thị cảng ở khu vực quận 2, 9 và huyện Nhà Bè, phát triển khu đô thị ven sông.

“TP.HCM cam kết đồng hành cùng doanh nghiệp, chia sẻ, sẵn sàng tiếp xúc để giải quyết các vấn đề của doanh nghiệp, đặc biệt về thủ tục hành chính. TP.HCM sẽ có những chính sách rõ ràng, biện pháp chấn chỉnh cụ thể để nhà đầu tư giảm bớt phiền hà, chi phí đen làm xấu bộ mặt TP.HCM, sẽ có những tính toán cụ thể để doanh nghiệp tham gia đầu tư tại TP.HCM”, Phó Chủ tịch TP.HCM nhấn mạnh.

NGUYỄN DUY
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement