Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

TP.HCM sẽ kiểm tra 100% công trình xây dựng

100% công trình vi phạm trật tự xây dựng sẽ bị xử lý ngay từ đầu, kéo giảm ít nhất 50% vụ vi phạm trật tự xây dựng qua từng năm.

Chiều 25/9, Sở Xây dựng TP.HCM đã tổ chức họp báo Về việc triển khai kế hoạch liên tịch tăng cường công tác quản lý trật tự xây dựng  trên địa bàn TP.HCM.

Ông Lý Thành Long, Chánh Thanh tra Sở Xây dựng TP.HCM cho biết, nhằm tiếp tục triển khai có hiệu quả Chỉ thị số 23-CT/TU ngày 25/7/2019 của Ban thường vụ Thành ủy về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo nâng cao hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về trật tự xây dựng trên địa bàn TP.HCM và Kế hoạch số 3333/KH-UBND ngày 12/8/2019, UBND TP.HCM đã ban hành quyết định số 4337/QĐ-UBND về kế hoạch liên tịch mẫu về tăng cường công tác quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn quận huyện.

Ông Lê Hòa Bình phát biểu tại buổi họp báo.
Ông Lê Hòa Bình phát biểu tại buổi họp báo.

Theo đó, TP.HCM đặt ra mục tiêu phấn đấu đảm bảo 100% công trình xây dựng trên địa bàn phải được kiểm tra theo đúng quy định, đảm bảo 100% công trình vi phạm trật tự xây dựng được phát hiện, xử lý ngay từ đầu, kéo giảm ít nhất 50% số vụ vi phạm trật tự xây dựng qua từng năm.

Về cơ chế phối hợp, thành lập Tổ công tác do Phó Chủ tịch UBND quận huyện làm tổ trưởng. Đội Thanh tra địa bàn quận huyện chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo của Thanh tra Sở Xây dựng về tổ chức, nhân sự, chuyên môn và thực hiện công tác phối hợp, tham mưu UBND quận huyện trong quản lý Nhà nước về trật tự xây dựng trên địa bàn phụ trách.

Thành viên Tổ công tác chịu sự phân công, chỉ đạo của Tổ trưởng Tổ công tác về thực hiện nhiệm vụ quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn.

Về nguyên tắc phối hợp, mọi công trình xây dựng trên địa bàn TP.HCM phải được kiểm tra, giám sát từ khi khởi công đến khi hoàn thành và đưa vào sử dụng (trừ công trình bí mật Nhà nước, công trình quốc phòng, an ninh).

Mọi hành vi vi phạm hành chính phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời và xử lý dứt điểm ngay từ khi mới phát sinh nhằm hạn chế tối đa việc tổ chức cưỡng chế tháo dỡ công trình vi phạm. Mọi hậu quả do vi phạm hành chính gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định của pháp luật. 

Đồng thời, các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong quá trình phối hợp phải thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn được giao tại quy chế phối hợp quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn TP.HCM. Việc phối hợp phải tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật, không đùn đẩy, né tránh trách nhiệm trong hoạt động kiểm tra, xử lý vi phạm.

Những vướng mắc phát sinh trong quá trình phối hợp phải được bàn bạc, thống nhất trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn được pháp luật quy định và phân công nhiệm vụ tại kế hoạch nêu trên. Trường hợp không thống nhất được hướng giải quyết, Sở Xây dựng có trách nhiệm báo cáo, đề xuất UBND TP.HCM xem xét quyết định.

Một dự án xây dựng trái phép hàng ngàn căn hộ ở quận 2.
Một dự án xây dựng trái phép hàng ngàn căn hộ ở quận 2.

Báo cáo của Sở Xây dựng cho thấy, từ năm 2017 đến 6 tháng đầu năm 2019, có 6.825 công trình vi phạm. Trong đó, có 4.252 công trình được cấp phép xây dựng và công trình xây dựng không phép nhưng đủ điều kiện cấp phép xây dựng, với hành vi phổ biến là xây dựng vi phạm chỉ giới xây dựng, xây dựng trên khoảng lùi công trình, xây dựng lấp ô thông tầng; công trình đã hoàn công nhưng lại tiếp tục xây dựng không phép.

Có 2.573 công trình xây dựng không phép, không đủ điều kiện cấp giấy phép xây dựng, với hành vi phổ biến là xây dựng trên đất chưa chuyển đổi mục đích sử dụng đất, xây dựng trên đất không được cấp phép xây dựng...

Chỉ tính trong 6 tháng đầu năm nay, Chánh Thanh tra Sở Xây dựng đã ban hành 1.156 quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền và trình Chủ tịch UBND TP ban hành 185 quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

Ông Lê Hòa Bình, Giám đốc Sở Xây dựng TP.HCM cho biết, Chỉ thị 23 nâng cao trách nhiệm của tất cả các cấp trong việc quản lý trật tự xây dựng. Chúng ta đang thí điểm chứ chưa được Thủ tướng cho phép thành lập Đội Thanh tra địa bàn quận huyện.

Hiện nay, việc phối hợp và điều động nhân sự còn rất lỏng lẻo. Với kế hoạch liên tịch này thì Chủ tịch UBND quận huyện là tổ trưởng, được phép điều động và phân công đi kiểm tra công trình.

“Tháo dỡ công trình lớn có khó khăn không? Xin thưa rất khó khăn, khó gấp 2-3 lần xây. Do đó, lần này phải kiểm tra 100%, phát hiện sai phạm ngay từ đầu”, ông Bình nói.

TRÀ GIANG
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement