Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

TP.HCM nạo vét 9km kênh Nhiêu Lộc như thế nào?

Chính sách - Hạ tầng

26/02/2020 23:34

Gần 9km kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè, từ ngã ba sông Sài Gòn đến đường Út Tịch đã được tiếng hành nạo vét vào sáng 26/2.

Sáng 26/2, Trung tâm Quản lý đường thủy thuộc Sở Giao thông vận tải TP.HCM bắt đầu nạo vét bùn lắng dọc kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè.

Thời gian qua, do ảnh hưởng của các tuyến cống, rác cùng bùn thải chảy vào kênh, đồng thời chịu ảnh hưởng dòng chảy từ sông Sài Gòn làm bồi lắng, cản trở thoát nước, gây mùi hôi. Đây là nguyên nhân dẫn tới tình trạng cá chết, nhất là vào đầu mùa mưa. 

Vì vậy dự án nạo vét thực hiện nhằm cải thiện môi trường tại khu vực. Việc nạo vét này được thực hiện tại 9km kênh Nhiêu Lộc Thị Nghè đi qua quận 1, 3, Phú Nhuận, Tân Bình và Bình Thạnh.

Cụ thể, giai đoạn 1 thi công từ cầu Lê Văn Sỹ đến cầu số 6, chiều dài khoảng 1,4 km, khởi công giữa tuần này và thực hiện đến tháng 6. Bề rộng thi công 25 m và chiều sâu khoảng 0,9 m.

Giai đoạn 2, việc nạo vét thực hiện từ cầu số 6 đến đường Út Tịch, chiều dài cũng khoảng 1,4 km, bề rộng từ 24,1 m đến 42,2 m và độ sâu là 1,1 m. Đoạn này dự kiến thực hiện từ tháng 4 đến tháng 7 năm nay.

Giai đoạn 3 từ cầu Lê Văn Sỹ đến ngã ba sông Sài Gòn, với tổng chiều dài nạo vét là 5,8 km. Đoạn này thi công trên bề rộng 25 m và chiều sâu là 1 m, dự kiến thực hiện từ tháng 9 đến tháng 12.

Thông báo nạo vét kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè của Trung tâm Quản lý đường thủy, thuộc Sở Giao thông vận tải TP.HCM. (Ảnh: Tri Thức)
Thông báo nạo vét kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè của Trung tâm Quản lý đường thủy, thuộc Sở Giao thông vận tải TP.HCM. (Ảnh: Tri Thức)
Ảnh hưởng từ cống thải và dòng chảy từ sông Sài Gòn khiến bùn, rác tồn đọng lâu ngày khiến kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè bị ô nhiễm. (Ảnh: Tri Thức)
Ảnh hưởng từ cống thải và dòng chảy từ sông Sài Gòn khiến bùn, rác tồn đọng lâu ngày khiến kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè bị ô nhiễm. (Ảnh: Tri Thức)
  Chủ đầu tư điều động hai sà lan và một máy múc đến đoạn kênh dưới chân cầu Lê Văn Sỹ để bắt đầu nạo vét vào sáng 26/2. (Ảnh: Tri Thức)

Chủ đầu tư điều động hai sà lan và một máy múc đến đoạn kênh dưới chân cầu Lê Văn Sỹ để bắt đầu nạo vét vào sáng 26/2. (Ảnh: Tri Thức)

Tổng kinh phí để nạo vét khoảng 36,5 tỉ đồng, thời gian thực hiện trong 75 ngày. (Ảnh: Tri Thức) 
Tổng kinh phí để nạo vét khoảng 36,5 tỉ đồng, thời gian thực hiện trong 75 ngày. (Ảnh: Tri Thức) 
Độ sâu nạo vét dự kiến từ 0,9 đến 1,1 m, bùn được hút lên, sau đó được vận chuyến đến Khu liên hợp xử lý chất thải Đa Phước để xử lý chứ không đưa lên bờ. (Ảnh: Tri Thức)
Độ sâu nạo vét dự kiến từ 0,9 đến 1,1 m, bùn được hút lên, sau đó được vận chuyến đến Khu liên hợp xử lý chất thải Đa Phước để xử lý chứ không đưa lên bờ. (Ảnh: Tri Thức)
Tổng khối lượng bùn được nạo vét dự kiến khoảng 122.000m3. (Ảnh: Tri Thức)  
Tổng khối lượng bùn được nạo vét dự kiến khoảng 122.000m3. (Ảnh: Tri Thức)  
Khi nước ròng có những đoạn bị trơ đáy, gây bốc mùi hôi ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân, mỹ quan đô thị. (Ảnh: Tri Thức)
Khi nước ròng có những đoạn bị trơ đáy, gây bốc mùi hôi ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân, mỹ quan đô thị. (Ảnh: Tri Thức)
Theo kế hoạch, việc nạo vét sẽ được chia làm 3 đợt: đợt 1 nạo vét đoạn từ cầu Lê Văn Sỹ đến cầu số 6; đợt 2 nạo vét đoạn từ cầu số 6 đến đường Út Tịch; đợt 3 nạo vét đoạn từ cầu Lê Văn Sỹ đến ngã ba sông Sài Gòn. (Ảnh: Tri Thức)
Theo kế hoạch, việc nạo vét sẽ được chia làm 3 đợt: đợt 1 nạo vét đoạn từ cầu Lê Văn Sỹ đến cầu số 6; đợt 2 nạo vét đoạn từ cầu số 6 đến đường Út Tịch; đợt 3 nạo vét đoạn từ cầu Lê Văn Sỹ đến ngã ba sông Sài Gòn. (Ảnh: Tri Thức)

Chính quyền thành phố từng có nhiều giải pháp như khơi thông dòng chảy, lắp máy quạt tạo oxy, quan trắc giám sát chất lượng nước, vớt rác thải, lục bình... để cải thiện môi trường nước, giảm thiểu ô nhiễm của tuyến kênh.

Ông Phạm Ngọc Dũng, Giám đốc Trung tâm quản lý đường thủy cho biết, mục đích của việc nạo vét kênh lần này là nhằm đem lại môi trường trong sạch cho dòng kênh.

TRI THỨC - AN LY
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement