Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

TP.HCM kêu gọi đầu tư 17 dự án thuộc chương trình giảm ngập nước bằng hình thức đối tác công tư

Ngân sách TP.HCM chỉ đảm bảo khoảng 16.338 tỷ đồng. Ngân sách Trung ương hỗ trợ 588 tỷ đồng, còn lại là kêu gọi nguồn vốn xã hội hóa 20.283 tỷ đồng.

Theo Trung tâm điều hành chương trình chống ngập nước TP.HCM, từ năm 2011 đến nay, TP.HCM đã thi công và hoàn thành khoảng 106 dự án, đưa vào vận hành khoảng 329km cống trục chính.

Trong đó, đã hoàn thành 4 dự án ODA lớn như Vệ sinh môi trường nước lưu vực Nhiêu Lộc-Thị Nghè, Cải thiện môi trường nước lưu vực Tàu Hủ-Bến Nghé-Kênh Đôi-Kênh Tẻ, Nâng cấp đô thị lưu vực kênh Tân Hóa-Lò Gốm, Đại lộ Đông Tây. Nhờ đó, từng bước giải quyết tình trạng ngập nước, xử lý nước thải cho vùng trung tâm thành phố với diện tích khoảng 100km2.

Năm 2016, TP.HCM cũng khởi công thực hiện dự án Giải quyết ngập do triều khu vực TP.HCM có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu giai đoạn I và dự kiến hoàn thành trong năm 2018 để giải quyết tình trạng ngập do triều cho lưu vực rộng 550km2, dân số khoảng 6,5 triệu người.

Ngân sách chống ngập của TP.HCM chỉ đảm bảo cân đối khoảng 16.338 tỷ đồng.
Ngân sách chống ngập của TP.HCM chỉ đảm bảo cân đối khoảng 16.338 tỷ đồng.

Tuy nhiên, đến nay dự án đắp chiếu, chờ mặt bằng. Theo quy hoạch tổng thể hệ thống thoát nước TP.HCM đến năm 2020 có phạm vi 581,51km2, cần phải có 6.000km cống các loại, hệ thống cống hiện có là 4.176km, đạt khoảng 69,6%...

Cũng theo Trung tâm điều hành chương trình chống ngập nước TP.HCM, hiện tại nhu cầu đầu tư phát triển kinh tế TP.HCM trong giai đoạn 2016-2020 lên đến 1,8 triệu tỷ đồng. Dành riêng cho phát triển cơ sở hạ tầng là 0,81 triệu tỷ đồng. Trong đó, giảm ngập nước là 1 trong 7 chương trình đột phá, trọng điểm của TP.HCM nhu cầu đầu tư là 96.327 tỷ đồng. Giai đoạn 2011-2015, TP.HCM đã triển khai với tổng vốn 22.948 tỷ đồng, còn lại khoảng 73.359 tỷ đồng.

Tuy nhiên, ngân sách TP.HCM chỉ đảm bảo cân đối khoảng 16.338 tỷ đồng. Ngân sách Trung ương hỗ trợ 588 tỷ đồng, còn lại là kêu gọi nguồn vốn xã hội hóa 20.283 tỷ đồng, vận động nguồn ODA kết hợp PPP là 36.132 tỷ đồng. Trên cơ sở các dự án và dự kiến nguồn vốn triển khai giai đoạn 2016-2020, TP.HCM kêu gọi đầu tư vào 17 dự án thuộc chương trình giảm ngập nước bằng hình thức đối tác công tư.

Ông Trần Vĩnh Tuyến, Phó chủ tịch UBND TP.HCM cho rằng, nguyên nhân gây ngập có nhiều. Trong đó đáng chú ý là việc phát triển đô thị không đúng gây ra tình trạng ngập nước. Từ thực tiễn TP.HCM là một đô thị chưa hoàn chỉnh.

Tình trạng ngập có nhiều nguyên nhân. Vì vậy, việc giải quyết ngập ở từng vị trí phải xác định cụ thể mới có giải pháp hợp lý. Sắp tới, TP.HCM sẽ điều chỉnh lại quy hoạch thoát nước. Đồng thời, có bản đồ mô phỏng tình hình ngập của TP.HCM để nhận diện, đánh giá, tìm giải pháp.

NGUYỄN DUY
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement