Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

TP.HCM có 28 chợ truyền thống đã hoạt động trở lại

Chính sách - Hạ tầng

07/10/2021 18:56

Thông tin trên được Sở Công thương công bối tại cuộc họp báo của Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 TP.HCM diễn ra vào chiều 7/10.

Ngày 8/10 có thêm 3 chợ hoạt động

Đại diện Sở Công thương, ông Lê Huỳnh Minh Tú, Phó Giám đốc Sở cho biết, hiện TP.HCM có 28/234 chợ truyền thống đã mở lại, tập trung vào các địa phương như: quận 5 (5 chợ), huyện Củ Chi (7 chợ) và Cần Giờ (8 chợ). Dự kiến ngày mai (8/10), sẽ có thêm 3 chợ nữa được phép hoạt động.

1707cho.jpg
TP.HCM hiện có 28 chợ truyền thống hoạt động.

Cũng tại cuộc họp này, ông Tú cho biết thêm, hiện thành phố chưa cho các chợ tự phát, hàng rong hoạt động trở lại. Tuy nhiên, tại một số chợ truyền thống, hoạt động chợ tự phát bán hàng xuất hiện quanh khu vực chợ này.

Hiện TP.HCM có 3 điểm tập kết, trung chuyển hàng hóa từ các địa phương tại 3 chợ đầu mối gồm: Hóc Môn (huyện Hóc Môn), Bình Điền (quận 8) và Thủ Đức (TP Thủ Đức). Từ đây hàng hóa sẽ được chuyển đến các chợ truyền thống, cửa hàng trên địa bàn thành phố.

Về nguồn hàng về chợ đầu mối, theo đại diện Sở Công thương, loại hình này chưa hoạt động trở lại nhưng có khu tập kết trung chuyển hàng đang hoạt động ổn định, nguồn hàng về TP.HCM tăng dần so với trước ngày 1/10.

Cụ thể, trước 1/10, TP có 800-900 tấn/ngày, nay tăng lên 1.100-1.200 tấn/ngày. Về khó khăn của các địa phương, Sở Công thương cho biết chưa nhận được phản ánh về khó khăn trong mở lại chợ truyền thống. Các quận, huyện, TP đang khẩn trương rà soát để đảm bảo an toàn khi mở lại chợ cho người dân mua sắm.

Học sinh có thể đến trường vào tháng 1/2022

Liên quan đến việc trở lại trường học của học sinh, đại diện Sở Giáo dục- Đào tạo, ông Nguyễn Văn Hiếu, Giám đốc cho biết, hiện thành phố có hơn 1.500 cơ sở giáo dục đang được trưng dụng. 10% số cơ sở được trả lại cho ngành giáo dục để khử khuẩn, phục hồi, dạy trở lại.

hoc-truc-tuyen-mua-dich-covid-19-ap-luc-khong-chi-rieng-hoc-sinh-233546336.jpg
Ảnh minh họa.

Cũng theo ông Hiếu, dự kiến giữa tháng 11 sẽ hoàn tất việc chuyển giao và ngành giáo dục có khoảng một tháng để sửa chữa, khắc phục, chuẩn bị cơ sở. Dự kiến đầu tháng 1/2022, học sinh TP.HCM có thể đồng loạt trở lại trường.

Về việc học trực tuyến, theo thống kê tỷ lệ học trực tuyến khá cao, khối tiểu học trên 97%, THPT trên 99%.

Khối tiểu học có hơn 30.000 em còn kẹt lại ở các tỉnh khác, với hơn 26.000 em ở tỉnh nhưng đăng ký học trực tuyến tại các trường, trên 5.000 em chưa có thiết bị đang học tạm tại các trường tiểu học ở các địa bàn tỉnh, thành phố khác.

Sở GD&ĐT nhận định còn nhiều khó khăn trong dạy và học vì với số lượng lớn, cùng lúc đăng nhập hệ thống khiến hệ thống bị tê liệt, thiết bị gặp khó khăn. Sở đã có văn bản gửi các đơn vị đề nghị tăng khả năng phục vụ dạy và học. Tuy nhiên, cơ sở vật chất trong bối cảnh dịch này khó cải thiện.

Hiện, TP.HCM có 12 hệ thống phần mềm được cung cấp miễn phí cho các trường. Sở đã chủ động phân luồng để thuận tiện trong việc triển khai học trực tuyến.

Từ ngày 1/10, theo chỉ thị của UBND TP HCM, các hoạt động giáo dục được thực hiện theo hình thức trực tuyến, qua truyền hình; từng bước củng cố điều kiện để kết hợp dạy trực tiếp. Hiện, hơn 1,3 triệu học sinh phổ thông tại thành phố đang học trực tuyến, hơn 340.000 trẻ mầm non chưa đến trường.

PV
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement