Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

TP.HCM chuyển đổi 26.000ha đất nông nghiệp: Cơ hội lớn cho doanh nghiệp bất động sản mở rộng quỹ đất

Trong khi doanh nghiệp bất động sản đang "đỏ mắt" tìm đất làm dự án, TP.HCM lại được chuyển đổi 26.000ha đất nông nghiệp sang đất công nghiệp, bất động sản.

Chủ trương phù hợp

Thủ tướng Chính phủ vừa cho phép TP.HCM chuyển 26.000ha đất nông nghiệp thành đất công nghiệp, dịch vụ, bất động sản. Thống kê của TP.HCM cho thấy, đất nông nghiệp đang chiếm khoảng 55% tổng diện tích đất, nhưng đóng góp của nông nghiệp vào tổng sản phẩm trên địa bàn bình quân đầu người (GRDP) của TP.HCM chỉ đạt 0,8%. Trong khi đó, đất cho công nghiệp, dịch vụ chiếm 8%, nhưng đóng góp đến 99% GRDP.

Vì vậy, TP.HCM đã trình Thủ tướng Chính phủ cho phép chuyển đổi 26.000ha đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp, nhằm tăng diện tích đất cho lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ, bất động sản tại TP.HCM hiện nay.

TP.HCM sẽ cho 26.000ha đất nông nghiệp chuyển mục đích sử dụng.
TP.HCM sẽ cho 26.000ha đất nông nghiệp chuyển mục đích sử dụng.

Quỹ đất được chuyển đổi mục đích nằm tại các quận 2, 9, Thủ Đức và các huyện Bình Chánh, Hóc Môn, Củ Chi, vốn là đất trồng lúa phục vụ an ninh lương thực quốc gia và đất trồng cây lâu năm, nhưng đã nhiều năm không thể canh tác bởi tác động của đô thị hóa, ô nhiễm nguồn nước...

Hầu hết quỹ đất nông nghiệp này đã nằm trong ranh giới các khu đô thị được xác định trong lần điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng TP.HCM đến năm 2025, được phê duyệt năm 2010 như đô thị cảng Hiệp Phước, Tây Bắc Củ Chi, Bình Quới Thanh Đa...

Ông Nguyễn Toàn Thắng, Giám đốc Sở Tài nguyên Môi trường TP.HCM, cho biết đối với 26.000ha chuyển mục đích sử dụng, nếu đất nông nghiệp của người dân thuộc quy hoạch đất ở, thì người dân được chuyển mục đích để xây nhà.

Với nhà đầu tư, nếu chuyển mục đích sử dụng khu đất đã chọn, phải được UBND TP.HCM chấp thuận chủ trương đầu tư và phải hoàn thành việc bồi thường, giải phóng mặt bằng trước khi thực hiện thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất.

Với những dự án do Nhà nước thu hồi đất, sau khi bồi thường giải phóng mặt bằng, mới thực hiện việc chuyển mục đích sử dụng đất. Về tiến trình chuyển đổi mục đích sử dụng đất, Sở Tài nguyên Môi trường sẽ xây dựng kế hoạch, báo cáo UBND TP.HCM xem xét, sau đó có tờ trình gửi Hội đồng nhân dân TP.HCM.

Trong việc chuyển đổi 26.000ha đất nông nghiệp trên địa bàn TPHCM, huyện Bình Chánh có diện tích chuyển đổi nhiều nhất, gần 7.000ha. Ông Nguyễn Văn Hồng, Phó Chủ tịch UBND huyện Bình Chánh, cho biết theo quy hoạch từ nay đến năm 2020, Bình Chánh chỉ còn giữ lại 6.000ha đất nông nghiệp. Đến năm 2025 thì chỉ còn giữ lại 350ha đất chuyên trồng lúa tại xã Tân Nhựt để đảm bảo an ninh lương thực

“Chủ trương cho phép chuyển từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp để phục vụ cho sản xuất và nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội là điều kiện hết sức thuận lợi, giúp cho Bình Chánh phát triển theo hướng phù hợp với tình hình của địa phương. Việc chuyển từ đất nông nghiệp lên sản xuất kinh doanh hoặc đất ở, sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho người dân ổn định chỗ ở trong các khu đô thị”, ông Hồng nói.

Phó Chủ tịch UBND huyện Bình Chánh cho biết thêm, các khu vực cho chuyển đổi có thể nhắc đến là thị trấn Tân Túc, vì hiện đang phát triển đô thị. Tiếp đó là các xã Vĩnh Lộc A, Vĩnh Lộc B, Tân Kiên, Tân Nhựt.

“Nói chung là các xã có tốc độ đô thị hóa nhanh, trên nền quy hoạch còn giữ là đất nông nghiệp nhưng thực tế đã phát triển sang đô thị ở rồi. Xã Bình Hưng và xã Phong Phú mặc dù đã phát triển đô thị nhưng đang vướng công tác bồi thường. Lý do, quy hoạch cũ vẫn giữ là đất nông nghiệp của dân nhưng thực tế là phát triển khu dân cư đô thị, nay có chủ trương chuyển đổi này thì khó khăn trên sẽ được tháo gỡ”, ông Hồng chia sẽ.

Nói về lợi ích của việc chuyển đổi 26.000ha đất nông nghiệp, ông Hồng cho rằng, chủ trương này sẽ mang lại thuận lợi rất lớn cho huyện Bình Chánh trong việc giải quyết nhà ở cho nhân dân. Vì đây là nhu cầu rất lớn, việc cấp phép và quản lý xây dựng theo quy hoạch sẽ ổn định, xóa bỏ việc xây dựng không phép, sai phép.

Tiếp đó, kinh tế xã hội của huyện sẽ phát triển nhanh hơn, là yếu tố để giúp cho huyện Bình Chánh đủ điều kiện để xin thành lập quận. Khi chuyển đổi, chắc chắn có dao động về giá đất. Trong quá trình triển khai chuyển đổi đất nông nghiệp, cần có giải pháp nhằm ngăn chặn việc mua bán, đẩy giá nhà đất tăng cao dẫn đến sốt đất của các đầu nậu, không thổi phồng bong bóng bất động sản.

Cơ hội lớn

Ông Ngô Quang Phúc, Tổng giám đốc Phú Đông Group, cho rằng hiện nay quỹ đất tại khu vực trung tâm TP.HCM đã cạn kiệt, nếu còn thì giá cũng rất đắt, cạnh tranh. Trong khi tại nhiều quận huyện vùng ven, đặc biệt là Củ Chi, Nhà Bè và Bình Chánh đất nông nghiệp còn rất nhiều lại không được sử dụng hiệu quả. Do đó, nếu được chuyển đổi thì đây sẽ là cơ hội cho các doanh nghiệp bất động sản săn tìm quỹ đất mới phát triển dự án.

Do đó, 26.000ha đất được chuyển đổi mục đích sử dụng sẽ đáp ứng nhu cầu lớn của các doanh nghiệp địa ốc, bởi quỹ đất để phát triển bất động sản tại TP.HCM đang khan hiếm. Hiện tại, không chỉ doanh nghiệp trong nước mà nhiều doanh nghiệp ngoại cũng đang săn lùng quỹ đất tại TP.HCM để phát triển dự án bất động sản, khiến cuộc cạnh tranh giành quỹ đất ngày càng trở nên gay gắt.

Thị trường bất động sản sẽ có thêm hàng chục ngàn hecta đất để làm dự án.
Thị trường bất động sản sẽ có thêm hàng chục ngàn hecta đất để làm dự án.

Việc chuẩn bị sẵn những quỹ đất đẹp tại các các khu vực vùng ven của TP.HCM sẽ tạo đà cho doanh nghiệp địa ốc phát triển thị trường vững chắc hơn trong thời gian tới, khi chương trình phát triển liên kết vùng TP.HCM mở rộng được thực hiện.

Chuyên gia kinh tế Bùi Quang Tín, trường Đại học Ngân hàng TP.HCM, cũng cho rằng việc TP.HCM chuyển đổi 26.000ha đất nông nghiệp sang nhiều mục đích khác nhau như công nghiệp, dịch vụ chứ không riêng gì đô thị, nhà ở. Tuy nhiên, đây vẫn là tín hiệu vui cho thị trường bất động sản.

Ông Tín cho rằng, hiện quỹ đất để phát triển dự án nhà ở tại trung tâm TP.HCM đã cạn kiệt. Trong khi đó, việc tập trung mật độ quá đông các dự án tại vùng lõi cũng gây ra nhiều hệ lụy như kẹt xe, ngập nước, ô nhiễm. Do đó, cần phát triển các khu đô thị vệ tinh để giãn dân, giảm áp lực hạ tầng cho thành phố.

Trong 26.000ha đất được chuyển đổi, TP.HCM cần nghiên cứu với những khu đất có vị trí tốt, phù hợp quy hoạch thì nên đấu giá cho các doanh nghiệp thực hiện dự án bất động sản. Như vậy vừa thu được nguồn lợi lớn cho ngân sách, vừa tạo điều kiện cho doanh nghiệp có thêm quỹ đất. Đặc biệt, khi nguồn cung tăng thì có thể sẽ khiến giá nhà cũng giảm, cơ hội mua nhà của người dân vì thế cũng tăng lên.

Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA), phân tích để triển khai thực hiện bản quy hoạch này, cần thời gian chuẩn bị 5 - 10 năm nữa. Khi đó, hạ tầng giao thông phát triển hơn, liên kết vùng TP.HCM với các tỉnh lân cận được đẩy mạnh, cùng với việc triển khai chính sách giãn dân của TP.HCM về vùng ven cơ bản hoàn thiện sẽ là lúc cần những dự án bất động sản lớn để đáp ứng nhu cầu nhà ở của người dân.

“Quỹ đất 26.000ha chuyển đổi mục đích sử dụng sắp được TP.HCM đưa ra đấu giá nằm chủ yếu ở vùng ven TP.HCM. Doanh nghiệp đấu giá thành công sẽ có được các quỹ đất đẹp, nhiều lợi thế để đón đầu nhu cầu thị trường nhà đất tại những khu vực này trong thời gian tới”, ông Châu nói.

Chủ tịch HoREA cũng cho rằng, việc TP.HCM chuyển đổi để khai thác nguồn lực từ đất đai là cần thiết. Tuy nhiên, ông Châu lại băn khoăn về lộ trình chuyển đổi chỉ trong vòng chưa đến 3 năm. Ông Châu cho rằng, diện tích 26.000ha đất nông nghiệp được chuyển đổi là rất lớn. Nếu lộ trình từ nay đến năm 2020 để chuyển đổi toàn bộ diện tích này là không đơn giản, khó khả thi.

NGUYỄN DUY
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement