Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

TP.HCM chuẩn bị xây nhà ở xã hội cho công nhân ở Bình Chánh

Văn phòng UBND TP.HCM vừa có văn bản chỉ đạo phương án triển khai xây dựng nhà ở xã hội phục vụ công nhân tại TP.HCM.

Theo đó, TP.HCM giao Sở Xây dựng phối hợp với địa phương cung cấp thông tin quy hoạch, kiến trúc khu đất tái định cư 15 ha tại xã Vĩnh Lộc B, huyện Bình Chánh để nhà đầu tư nghiên cứu, đề xuất phương thức đầu tư xây dựng nhà ở xã hội (NƠXH) phục vụ công nhân.

Được biết, khu đất 15ha này nằm liền kề khu tái định cư Vĩnh Lộc B có diện tích gần 31ha. Năm 2003, UBND TP.HCM ra QĐ 5255/QĐ-UB thu hồi 459.452m2 (gần 46 ha) đất ở xã Vĩnh Lộc B, huyện Bình Chánh tạm giao Ban quản lý dự án nâng cấp đô thị để xây dựng khu tái định cư. Khu đất được chia làm 2 giai đoạn đầu tư: Giai đoạn 1 ưu tiên tập trung thực hiện trước phần gần 31ha và giai đoạn 2 là 15ha.

Đến nay, giai đoạn 1 đã được quy hoạch 45 block chung cư, mỗi block cao 5 tầng với tổng cộng gần 2000 căn hộ và hơn 500 nền đất, với đầy đủ trường mẫu giáo, trung học, trung học phổ thông, siêu thị và công viên. Dự án được khởi công xây dựng từ năm 2008 và đưa vào sử dụng vào năm 2010, nhưng sau gần 10 năm đưa vào sử dụng thì dự án vẫn còn hơn 1.000 căn hộ bị bỏ trống.

Năm 2008, UBND TP.HCM ra thông báo 360/TB-VP chấp thuận chủ trương giao UBND huyện Bình Chánh làm chủ đầu tư thực hiện quản lý dự án và xây dựng khu tái định cư 15ha Vĩnh Lộc B. Tuy nhiên, do không thông báo rõ về giai đoạn thực hiện ngay từ đầu nên khi thu hồi phần đất đất tái định cư 15ha này, một số hộ dân sở hữu đất cho rằng khu đất 15ha nằm ngoài quy hoạch dự án nên dẫn đến khiếu kiện kéo dài.

chung-cc6b0-vc4a9nh-le1bb99c-b(1).jpg
Khu đất 15ha này nằm liền kề khu tái định cư Vĩnh Lộc B. 

Mới đây UBND TP.HCM, giao Sở Xây dựng phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường rà soát, thống kê quỹ đất NƠXH do Nhà nước quản lý được điều tiết tại các dự án nhà ở thương mại. Sở phải yêu cầu các chủ đầu tư khẩn trương thực hiện; trường hợp không đầu tư xây dựng phải bàn giao lại Nhà nước quản lý để tổ chức thực hiện, không để lãng phí quỹ đất. Thời hạn hoàn thành trước 15/10.

Ngoài ra, Sở Xây dựng phải hoàn chỉnh Kế hoạch phát triển nhà ở TP.HCM giai đoạn 2021-2025, trình UBND TP.HCM phê duyệt trước 15/10, đồng thời phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư xây dựng tiêu chí, thông tin mời thầu lựa chọn chủ đầu tư thực hiện dự án.

Sở Quy hoạch và Kiến trúc được giao xây dựng tiêu chí và đề xuất điều chỉnh quy hoạch khu đất dự kiến thực hiện dự án (với khu đất chưa có chức năng đất ở).

Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Quy hoạch và Kiến trúc, Sở Tài chính, Sở Giao thông Vận tải thúc đẩy Chương trình xây dựng NƠXH phục vụ công nhân tại TP.HCM. Hàng tháng, các đơn vị bảo báo cáo tiến độ định kỳ cho UBND TP.HCM.

Nhìn lại chương trình phát triển NƠXH tại TP.HCM, theo thống kê của Sở Xây dựng TP.HCM, giai đoạn 2011 – 2016 các chủ đầu tư đã xây dựng khoảng 5.000 căn. Mặc dù chưa đáp ứng được nhưng số lượng NƠXH này đã giải quyết không nhỏ nhu cầu về nhà ở cho người thu nhập thấp.

NƠXH phát triển hơn trong giai đoạn 2016 – 2019, có 23 dự án đã hoàn thành và đưa vào sử dụng, cung ứng hơn 12.800 căn, trung bình 3.207 căn mỗi năm. Nguồn cung này chỉ chiếm 3,5% tổng lượng nhà ở phát triển mới của Thành phố.

Các dự án NƠXH chủ yếu tập trung ở 11 quận nội thành hiện hữu, đây là khu vực sinh sống của nhiều người thu nhập thấp có nhu cầu NƠXH. Tuy nhiên, khu vực này quỹ đất để phát triển dự án còn hạn chế, chi phí đất cao, mật độ nhà ở lớn nên chỉ có thể phát triển các dự án NƠXH quy mô nhỏ.

Chương trình phát triển NƠXH từ nay đến năm 2030, TP.HCM trọng tâm phát triển NƠXH tại 6 quận nội thành và 5 huyện ngoại thành. Bởi đây là khu vực tập trung lực lượng lao động di cư về thành phố, có nhu cầu NƠXH cao nhất.

HẢI MY
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement