Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

TP.HCM cần 330.000 tỉ đồng đầu tư hạ tầng giao thông, cải tạo chung cư cũ, chống ngập và môi trường

Quy hoạch

20/08/2017 02:46

Từ nay đến năm 2020, TP.HCM cần tới 500.000 tỉ đồng để phát triển hạ tầng nhưng ngân sách chỉ lo được 34%. Bốn lĩnh vực chính mà TP.HCM đang cần vốn đầu tư là hạ tầng giao thông, cải tạo chung cư cũ, chống ngập và tài nguyên môi trường.

UBND TP.HCM vừa có văn bản giao Công ty Đầu tư Tài chính Nhà nước TP.HCM phối hợp với các sở ngành liên quan xây dựng chương trình huy động nguồn lực từ nước ngoài để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển đô thị.

Sở Kế hoạch Đầu tư được giao tập hợp danh mục các dự án đang kêu gọi đầu tư, lựa chọn các dự án tiêu biểu để tổ chức chương trình kết nối ngân hàng với doanh nghiệp tham gia đầu tư.

Theo thống kê, để xây dựng hạ tầng đáp ứng nhu cầu phát triển đến năm 2020, TP.HCM cần khoảng 500.000 tỉ đồng. Tuy nhiên, ngân sách của TP.HCMchỉ lo được 34%. Do đó, rất cần sự chung tay của các doanh nghiệp. Có bốn lĩnh vực chính mà TP.HCM đang cần vốn đầu tư là hạ tầng giao thông, cải tạo chung cư cũ, chống ngập và tài nguyên môi trường.

TP.HCM cần tới500.000 tỉ đồng để phát triển hạ tầng nhưng ngân sách chỉ lo được 34%.

Cụ thể, do nguồn vốn ngân sách còn eo hẹp nên kết quả đầu tư ở lĩnh vực hạ tầng giao thông chưa được hoàn tất theo quy hoạch. Đối với hệ thống bến bãi, chỉ có 70,36ha được xây dựng và đạt 6,14% so với chỉ tiêu quy hoạch. Quỹ đất dành cho giao thông trên đất xây dựng chỉ đạt 8,5% trong khi theo quy hoạch là 22,3%.

Trong giai đoạn 2016-2020, TP.HCM cần hơn 318.000 tỉ đồng để đầu tư 189 dự án như cầu đường bộ kết nối liên vùng, sân bay Tân Sơn Nhất, cảng Cát Lái, tuyến vành đai và các trục đường lớn, bãi đậu ô tô và vận tải hành khách công cộng...

Ở lĩnh vực xây dựng, TP.HCM có khoảng 935 chung cư cũ với 1.249 lô. Trong đó có 577 chung cư được xây dựng trước năm 1975, phần lớn bị xuống cấp. Đến năm 2020, TP.HCM phấn đấu hoàn thành tháo dỡ và đầu tư xây dựng mới ít nhất 50% chung cư cũ hư hỏng nặng.

Đối với chương trình chỉnh trang phát triển đô thị, di dời nhà trên và ven kênh rạch TP.HCM phải di dời khoảng 20.000 hộ dân, trong đó chiếm hơn 50% trên địa bàn quận 8. TP.HCM xác định, đây là hai nhiệm vụ khó khăn, rất cần nguồn vốn từ doanh nghiệp.

Giai đoạn 2006-2016, mỗi ngày TP.HCM xử lý 8.300 tấn rác, trong đó chiếm đến 76% là công nghệ chôn lấp. Dự báo đến năm 2020, TP.HCM sẽ phải xử lý 10.080 tấn/ngày rác thải sinh hoạt, bình quân mỗi năm tăng 5%.

TP.HCM kêu gọi đầu tư xử lý chất thải rắn sinh hoạt đến năm 2020 bằng công nghệ đốt phát điện với công suất 1.000-2.000 tấn/ngày, dự án xử lý chất thải công nghiệp nguy hại với công nghệ đốt plasma có công suất 200-500 tấn/ngày và dự án xử lý chất thải y tế nguy hại bằng công nghệ đốt plasma với công suất 50 tấn/ngày.

Một lĩnh vực khác mà thành phố đang kêu gọi đầu tư là dự án chống ngập. Từ năm 2016-2020, TP.HCM cần tới hơn 73.000 tỉ đồng để thực hiện chống ngập bằng giải pháp công trình. Vấn đề này đã được thể hiện trong quy hoạch số 752 và 1547.

Các công trình mà TP.HCM sẽ xây dựng chủ yếu từ vốn vay ODA để phát triển hệ thống thu gom, nhà máy xử lý nước thải, hệ thống điều khiển, radar, dự báo mưa, hệ thống quan trắc kênh rạch…

Dự kiến, TP.HCM sẽ tổ chức Hội nghị thu hút vốn đầu tư tư nhân tham gia thực hiện các công trình, dự án thực hiện Bảychương trình đột phá theo hình thức PPP và giới thiệu các dự án kêu gọi đầu tư của TP.HCMvào ngày 24/8.

NGUYỄN DUY
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement