Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Toshiba 'rối như canh hẹ'!

Doanh nghiệp

26/06/2021 13:54

Tương lai của một trong những tập đoàn công nghiệp lâu đời nhất Nhật Bản đang bị đặt dấu hỏi khi các cổ đông hoạt động đứng lên phế truất Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty.

Hôm thứ sáu, hãng tin Nikkei Asia đưa tin đầu tiên về việc cổ đông của Tập đoàn Toshiba đã bỏ phiếu phế truất Chủ tịch Hội đồng quản trị Osamu Nagayama, một chiến thắng hiếm hoi dành cho các nhà đầu tư hoạt động đang tìm kiếm sự cải cách cơ bản sau nhiều năm bê bối và bị cáo buộc quản lý yếu kém.

Chủ tịch Hội đồng quản trị Osamu Nagayama, người đã bị một số nhà đầu tư phản đối công khai. Sự ra đi của ông đánh dấu một cột mốc quan trọng trong chiến dịch kéo dài nhiều tháng của cổ đông lớn nhất Effissimo Capital Management để thăm dò sự quản trị của công ty. 

nagayama.jpg
Chủ tịch Hội đồng quản trị Osamu Nagayama của Toshiba bị phế truất.

Đã có một cuộc điều tra được thúc đẩy bởi những cáo buộc Nagayama thông đồng với các quan chức chính phủ hàng đầu Nhật Bản để ảnh hưởng đến việc lựa chọn hội đồng quản trị năm ngoái.

Cuộc điều tra phát hiện ra rằng tập đoàn công nghiệp đang gặp khó khăn này "đã nghĩ ra một kế hoạch để ngăn chặn các cổ đông thực hiện quyền đề xuất cổ đông và quyền biểu quyết của họ" tại một cuộc họp vào tháng 7 năm 2020.

Cũng tại cuộc họp đó, các nghị quyết của các cổ đông hoạt động đã bị bác bỏ. Bên cạnh đó, Toshiba lại chủ trương theo đuổi sự can thiệp từ Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản (METI).

Sau đó, cựu Giám đốc điều hành của Toshiba, Nobuaki Kurumatani, người đã từ chức vào tháng 4, đề nghị mua lại từ quỹ đầu tư tư nhân (quỹ đầu cơ CVC Capital Partners) mà ông có liên quan đã khuấy động thêm tình trạng hỗn loạn trong công ty.

imagen.jpg
Toshiba là một trong những tập đoàn công nghiệp lâu đời nhất của Nhật Bản.

Có thể nói, việc Osamu Nagayama bị lật đổ được coi là “rất bất thường” đối với nền văn hóa doanh nghiệp bảo thủ và nghiêm khắc thường thấy của Nhật Bản. Trong nhiều thập kỷ, các tập đoàn như Toshiba đã được điều hành với một “nguyên tắc cơ bản” là ít quan tâm đến lợi ích của các cổ đông tư nhân.

Nhưng chỉ trong vòng vài năm qua, các nhà đầu tư hoạt động đã “lật ngược thế cờ”, đi từ việc là những người ngoài cuộc trở thành những tiếng nói có ảnh hưởng trong các cuộc họp đại hội đồng thường niên của công ty. Họ ngày càng linh hoạt và tạo ra nhiều sức mạnh trong quá trình cải cách quản trị công ty, thúc đẩy giá trị cổ đông bên ngoài.

“Chúng tôi hy vọng rằng đại hội cổ đông hôm nay đánh dấu sự khởi đầu của một kỷ nguyên mới tại Toshiba - một kỷ nguyên sẽ được đánh dấu bằng việc tập trung vào việc tạo ra giá trị, tính minh bạch cho tất cả các bên liên quan và cam kết mới trong việc xây dựng niềm tin với các cổ đông”, 3D Investment Partners, một trong những nhà đầu tư nắm giữ cổ phiếu lớn nhất của Toshiba, cho biết trong một tuyên bố. 

toshiba3.jpg
Toshiba đang sở hữu cổ phần của công ty sản xuất chip nhớ flash NAND Kioxia.

Trong khi đó, Justin Tang, trưởng bộ phận nghiên cứu Châu Á của United First Partners ở Singapore cho rằng: “Kết quả này là dấu hiệu của một sự thay đổi mô hình ở Nhật Bản và sẽ khuyến khích các nhà đầu tư hoạt động cho dù là nước ngoài hay trong nước”.

Từng là một tên tuổi lớn ở Nhật Bản, Toshiba đã trở nên mờ nhạt đáng kể sau nhiều năm quản lý sai lầm. Họ đã phải trả một khoản tiền phạt kỷ lục trong một vụ bê bối kế toán và sau đó mất hàng tỷ đô la khi đột nhập thất bại vào lĩnh vực năng lượng hạt nhân.

Trong quá khứ, Toshiba từng đã phát minh ra bộ nhớ flash cách đây ba thập kỷ, nhưng buộc phải bán phần lớn mảng kinh doanh chip được đánh giá cao vào năm 2018 vì thua lỗ trong hoạt động năng lượng hạt nhân.

Một câu hỏi còn bỏ ngỏ đối với Toshiba là tương lai của Kioxia, bộ phận chip nhớ mà họ vẫn giữ cổ phần lớn nhất, một trong những tài sản còn giá trị nhất của họ. Hãng tin Bloomberg đã đưa tin, công ty sản xuất chip nhớ flash NAND này đang xem xét niêm yết cổ phiếu và có thể được định giá hơn 36 tỷ USD trên thị trường hiện tại.

Hideki Yasuda, một nhà phân tích tại Viện nghiên cứu Ace, cho rằng: “Một thời gian thực sự khó khăn đang ở phía trước đối với Giám đốc điều hành Tsunakawa và Toshiba trong việc cải thiện tình hình quản trị rối ren của công ty, bởi việc tìm người cho những chiếc ghế trống có thể sẽ vô cùng khó khăn”.

NGUYỄN CHUẨN
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement