Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Tổng thống Trump và 5 vấn đề liên quan trong ngày 20/11

Kinh tế thế giới

20/11/2020 13:14

Sau kiểm phiếu lại Biden vẫn dẫn trước Trump ở Georgia, cử tri bức xúc vì bị chiến dịch Trump tố "đã chết" trong khi luật sư tố hàng chục quan chức bầu cử 'hãm hại' Trump.

Biden vẫn dẫn trước Trump ở Georgia sau kiểm phiếu lại

Tổng thư ký Georgia Brad Raffensperger hôm 19/11 thông báo bang đã hoàn tất việc kiểm đếm lại phiếu bằng tay, với kết quả Biden vẫn dẫn trước Trump 12.284 phiếu. Ông Raffensperger dự kiến sẽ công bố chứng nhận kết quả này vào 20/11.

Tổng thống đắc cử Joe Biden phát biểu trước truyền thông tại Nhà hát Queen ở Wilimington, Delaware, hôm 19/11. Ảnh: AFP
Tổng thống đắc cử Joe Biden phát biểu trước truyền thông tại Nhà hát Queen ở Wilimington, Delaware, hôm 19/11. Ảnh: AFP

Trước khi kiểm lại phiếu, Biden dẫn trước Trump hơn 14.000 phiếu, chênh lệnh chưa tới 0,3%. Theo luật Georgia, sau khi có kết quả kiểm phiếu đầu tiên, ứng viên có thể yêu cầu kiểm lại phiếu nếu tỷ lệ chênh lệch thấp hơn 0,5% và Trump nằm trong biên độ này. Đó là lý do Tổng thư ký Georgia tuyên bố kiểm lại phiếu bằng phương pháp thủ công, theo VnExpress.

Tổng thống Trump và những người ủng hộ ông đã công khai chỉ trích Raffensperger, một người cũng thuộc đảng Cộng hòa, về cách ông điều hành cuộc bầu cử. Chiến dịch của Trump cáo buộc việc bầu cử ở Georgia có nhiều bất thường.

Raffensperger bảo vệ cuộc bầu cử tại bang, khẳng định quá trình bầu cử an toàn và minh bạch.

"Chúng tôi không thấy bất kỳ hành vi gian lận cử tri nào trên diện rộng", Tổng thư ký Georgia tuyên bố hôm 18/11.

Nếu một ứng viên tổng thống yêu cầu kiểm lại phiếu sau khi bang đã chứng nhận, việc kiểm lại phiếu sẽ không thực hiện bằng phương pháp thủ công mà sử dụng máy quét để kiểm tra lại các lá phiếu, theo luật của bang.

Trump gọi cho ủy viên từ chối chứng nhận bầu cử Michigan

Ủy viên Cộng hòa Palmer cho biết Tổng thống gọi điện vì lo cho an toàn của bà sau khi bà từ chối chứng nhận kết quả bầu cử Michgan.

Cuộc họp của Hội đồng Chứng nhận Bầu cử hạt Wayne hôm 17/11. Ảnh: Detroit News.
Cuộc họp của Hội đồng Chứng nhận Bầu cử hạt Wayne hôm 17/11. Ảnh: Detroit News.

Monica Palmer, Ủy viên Cộng hòa trong Hội đồng Chứng nhận Bầu cử hạt Wayne, bang Michigan, hôm qua xác nhận Tổng thống Donald Trump đã gọi điện cho bà tối 17/11 sau khi bà và một ủy viên Cộng hòa khác là William Hartmann ban đầu từ chối chứng nhận kết quả bầu cử. Cả hai cuối cùng thỏa hiệp với đảng Dân chủ và bỏ phiếu chứng nhận hôm 18/11, nhưng đang tìm cách hủy chứng nhận của họ.

"Mối quan tâm của Tổng thống là sự an toàn của tôi và điều đó thực sự rất cảm động. Tổng thống thực sự bận rộn và tôi đánh giá cao sự quan tâm của ông", Palmer cho hay.

Palmer phủ nhận nghi vấn bà bị Trump gây áp lực để lật lại quyết định sau khi đã đồng ý chứng nhận kết quả bỏ phiếu. Bà cho biết đã cùng Tổng thống thảo luận về kết quả ở các bang khác nhau, nhưng "chúng tôi thực sự không thảo luận về chi tiết của việc chứng nhận".

Hạt Wayne là thành trì của đảng Dân chủ, nơi đặt thành phố Detroit và phần lớn người dân đã bỏ phiếu cho Biden. Chiến dịch tranh cử của Trump hôm 19/11 rút lại đơn kiện ở bang Mchigan, nói rằng họ đã đạt được mục tiêu là trì hoãn chứng nhận kết quả bầu cử hạt Wayne.

Tuy nhiên, quan chức Michigan nói rằng Palmer và Hartmann đã bỏ phiếu chứng nhận kết quả và không thể thay đổi quyết định này, do kết quả kiểm phiếu được chứng nhận đã được gửi tới tổng thư ký theo quy định của bang.

Hartmann không bình luận về việc ông có trao đổi với Tổng thống Trump hay không.

Luật sư tố hàng chục quan chức bầu cử 'hãm hại' Trump

Giuliani cho rằng Trump là nạn nhân của âm mưu từ hàng chục quan chức bầu cử Dân chủ nhằm giúp Biden được nhiều phiếu bầu hơn.

Rudy Giuliani, luật sư riêng của Tổng tống Mỹ Trump, tại cuộc họp báo hôm 19/11. Ảnh: AFP.
Rudy Giuliani, luật sư riêng của Tổng tống Mỹ Trump, tại cuộc họp báo hôm 19/11. Ảnh: AFP.

Rudy Giuliani, luật sư riêng của Tổng thống Mỹ Donald Trump, cùng nhóm pháp lý chịu trách nhiệm về các vụ kiện của Trump đối với việc kiểm phiếu ở Pennsylvania, Michigan, Georgia hôm 19/11 tổ chức họp báo, đưa ra nhiều cáo buộc gian lận trong bầu cử năm nay.

Theo Giuliani, Tổng thống đã cải thiện thành tích năm 2016 của mình ở các khu vực có truyền thống ủng hộ đảng Dân chủ, nhưng "âm mưu" của hàng chục quan chức bầu cử đảng Dân chủ ở Detroit, Philadelphia, Pittsburgh và các thành phố lớn khác đã góp phần khiến Biden nhận được nhiều phiếu bầu hơn.

"Những gì tôi mô tả với các bạn là một vụ lừa đảo lớn", Giuliani nói với các phóng viên tại trụ sở Ủy ban Quốc gia đảng Cộng hòa. "Đây không phải ý tưởng cá nhân của 10 hay 12 quan chức đảng Dân chủ. Đây là một kế hoạch. Hẳn phải thật ngốc nếu không nhận ra điều đó".

Giuliani và luật sư Sidney Powell nói rõ rằng mục tiêu của họ là lật ngược kết quả ở một số bang mà Biden đang dẫn đầu hoặc đã được dự đoán là người chiến thắng.

Một phóng viên lưu ý rằng chiến dịch tranh cử của Trump không yêu cầu kiểm phiếu lại ở các hạt của bang Wisconsin, nơi sử dụng phần mềm bầu cử Dominion. Dominion là mục tiêu công kích gần đây của Trump và những người ủng hộ ông trong các tuyên bố gian lận bầu cử.

Powell khẳng định các phiếu bầu đã bị thao túng từ nước ngoài để tạo lợi thế cho Joe Biden.

Cử tri bức xúc vì bị chiến dịch Trump tố 'đã chết'

Một phụ nữ ở Georgia rất bất bình khi chiến dịch tranh cử của Tổng thống Trump tuần trước cáo buộc phiếu của bà là do "người chết đi bầu".

Bà Deborah Jean Christiansen trả lời phỏng vấn CNN hôm 17/11. Ảnh chụp màn hình: CNN
Bà Deborah Jean Christiansen trả lời phỏng vấn CNN hôm 17/11. Ảnh chụp màn hình: CNN

Chiến dịch của Tổng thống Mỹ Donald Trump và người dẫn chương trình Fox News Tucker Carlson tuần trước cáo buộc phiếu bầu của cử tri Deborah Jean Christiansen ở bang Georgia là gian lận bởi bà này đã qua đời năm ngoái.

Câu chuyện của Christiansen bắt đầu hôm 11/11, khi tài khoản "Phòng tác chiến" của Trump đăng bài Twitter: "Bà Deborah Jean Christiansen, sống tại Rosell, Georgia, đã đăng ký cử tri ngày 5/10 và đã bỏ phiếu. Vấn đề là gì? Bà ấy đã qua đời 1,5 năm trước, vào tháng 5/2019. Thật đáng buồn, bà Christiansen là nạn nhân của hành vi gian lận cử tri".

Cáo buộc thu hút hơn 10.000 lượt chia sẻ. Tài khoản Twitter của Trump với gần 89 triệu người theo dõi đã đăng lại clip người dẫn chương trình Carlson nhắc lại cáo buộc.

Tuy nhiên, cáo buộc này là sai, vì trên thực tế, lá phiếu được bỏ một cách hợp pháp bởi một phụ nữ còn sống, người tình cờ cũng tên là Deborah Jean Christiansen, sinh cùng năm cùng tháng với người đã chết, nhưng khác ngày.

Christiansen là tư vấn viên sức khỏe tâm thần đã nghỉ hưu, chuyển từ Nebraska tới Georgia sinh sống hồi tháng 9. Bà đã bỏ phiếu cho Trump năm 2016 nhưng hối hận về quyết định này và đã bầu cho Biden năm nay.

Christiansen cho rằng cáo buộc mà chiến dịch Trump đưa ra là "lố bịch", một phần trong nỗ lực của một Tổng thống hay "tự ái" nhằm phủ nhận thực tế về thất bại của mình.

Công ty bầu cử trong vòng xoáy kiện tụng của Trump

Tuần trước, Trump cáo buộc công ty Dominion đã cố tình "xóa 2,7 triệu phiếu bầu trên toàn quốc", với bằng chứng là thông tin được website cánh hữu One America News Network (OANN) đăng tải.

Công ty mà Trump đề cập là Dominion Voting Systems, một doanh nghiệp Canada có trụ sở ở Denver, Colorado, chuyên sản xuất máy nhận phiếu và kiểm phiếu, đồng thời phát triển phần mềm giúp giới chức bầu cử theo dõi kết quả kiểm đếm phiếu bầu.

Một buổi giới thiệu về tính năng hệ thống bỏ phiếu của Dominion Voting Systems ở Atlanta, Georgia, hồi tháng 9. Ảnh: AP.
Một buổi giới thiệu về tính năng hệ thống bỏ phiếu của Dominion Voting Systems ở Atlanta, Georgia, hồi tháng 9. Ảnh: AP.

Trong giai đoạn bỏ phiếu sớm ở Georgia hồi tháng 10, các máy bỏ phiếu của Dominion bị cho là nguyên nhân gây ra tình trạng đình trệ, khiến nhiều cử tri phải xếp hàng vài tiếng đồng hồ. Tuy nhiên, giới chức bầu cử về sau cho biết việc chậm trễ này là do nhân viên bầu cử không được đào tạo kỹ lưỡng về cách sử dụng máy, không phải do trục trặc kỹ thuật.

Mọi thứ vẫn diễn ra suôn sẻ vào đêm bầu cử. Nhưng sang ngày 4/11, hạt Antrim, bang Michigan, nơi sử dụng hệ thống của Dominion, thông báo khoảng 3.000 lá phiếu đã bị ghi nhận không chính xác, khiến kết quả bầu cử tại khu vực tạm nghiêng về phía Biden. Tuy nhiên, sai sót đã lập tức được xử lý và không gây ảnh hưởng tới kết quả chung.

Giống như Georgia, giới chức bầu cử bang Michigan cho hay sự cố bắt nguồn từ lỗi của con người khi nhân viên bầu cử của hạt Antrim không cập nhật phần mềm bầu cử theo đúng hướng dẫn, không phải do máy móc hoạt động sai hay gặp trục trặc.

Dù vậy, sau bản tin của OANN về trục trặc ở Antrim, Trump liên tục tweet về Dominion. Ông khẳng định công ty có động cơ không lành mạnh khi nó thuộc sở hữu của "những người theo đảng Dân chủ cực tả".

Rudy Giuliani, luật sư của Trump, nói rằng ông có bản khai từ một người bên trong công ty Dominion hỗ trợ cho cáo buộc, trên song chưa cung cấp bất kỳ văn bản nào.

Trước cáo buộc từ Tổng thống Trump, Dominion khẳng định hệ thống của họ không xóa hay thay đổi lá phiếu. Trong một số trường hợp, tuyên bố của Tổng thống Trump còn không logic.

Tại Georgia, nơi đã tiến hành kiểm phiếu lại bằng tay, Tổng thư ký bang Brad Raffensperger cho biết dữ liệu các hạt báo cáo về cho thấy số phiếu giấy hoàn toàn khớp với số của Dominion.

Cơ quan An ninh Mạng và Cơ sở Hạ tầng thuộc Bộ Nội địa Mỹ (CISA), đơn vị chịu trách nhiệm giám sát an ninh bầu cử, cũng bác bỏ những cáo buộc từ Tổng thống Trump liên quan đến Dominion.

(Tổng hợp)

AN LY
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement