Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Tổng giám đốc Tống Quốc Trường: Từ vũng lầy PVFC đến ngôi sao Vietlott

Tài chính

08/10/2017 09:25

Ông Tống Quốc Trường sinh năm 1972 tại Nam Định, từng kinh qua các chức vụ Tổng Giám đốc đầu tiên Vietlott, Tổng Giám đốc Công ty Tài chính dầu khí Việt Nam – PVFC, từng là 1 trong 10 gương mặt trẻ tiêu biểu toàn quốc năm 2007...

Ông Tống Quốc Trường, Tổng giám đốc Công ty TNHH MTV Xổ số điện toán Việt Nam (Vietlott) vừa có đơn xin từ chức gửi Bộ Tài chính vì lý do cá nhân. Theo đó, ông Trường sẽ thôi chức Tổng giám đốc Vietlott từ ngày 1/10/2017. Đây có lẽ là một bước ngoặt lớn trong cuộc đời vốn rất thuận buồm, xuôi gió của ông Trường.

Nhiều thành tích!

Ông Tống Quốc Trường sinh năm 1972 tại Nam Định, được Bộ Tài chínhbổ nhiệm vị trí Tổng Giám đốc đầu tiên của Vietlott vào tháng 8/2012. Trước khi về lãnh đạo Vietlott, ông này đã có nhiều năm công tác và trưởng thành tại Tổng Công ty Tài chính dầu khí Việt Nam – PVFC, được bổ nhiệm vị trí Tổng Giám đốc Tổng Công ty Tài chính dầu khí Việt Nam - PVFC khi mới 35 tuổi vào tháng 6/2007. Sau đó, tiếp tục vị trí này đến tháng 3/2010.

Trong quá trình công tác, ông Tống Quốc Trường từng được các cấp, ngành ghi nhận có nhiều thành tích, từng là 1 trong 10 gương mặt trẻ tiêu biểu toàn quốc năm 2007 và được nhận Giải thưởng Sao đỏ năm 2008...

Ông Tống Quốc Trường, nguyên TGĐ Vietlott.

Sai phạm tại PVFC dưới thời ông Tống Quốc Trường

Nhìn lại những thành tích mà ông Trường đã đạt được và những vị trí mà ông này đã kinh qua, khi mới mới ở tuổi 40 đã kinh qua tới 2 vị trí Tổng giám đốc của những công ty nhà nước lớn như PVFC - Tổng công ty tài chính lớn nhất Việt Nam ở thời điểm đó, Vietlott mới thấy cuộc đời của ông Trường cho đến thời điểm này đúng là nhiều thành tích, ít truân chuyên.

PVFC là công ty tài chính có quy mô tài sản lớn nhất trong số các công ty tài chính ở Việt Nam. Ông Trường được bổ nhiệm làm Tổng giám đốc PVFC từ tháng 6/2007 đến tháng 3/2010.

Năm 2007,với nguồn thu khủng từ giá dầu trên, nguồn quỹ và ngân sách dồi dào cùng tham vọng trở thành một tập đoàn kinh tế đa ngành, PVN phê chuẩn đề xuất của PVFC thành lập CTCP đầu tư và tư vấn tài chính dầu khí (PVFC Invest).

Với vai trò là công ty mẹ (chiếm 70% vốn tại PVFC), PVN giao chủ trương cho PVFC lập PVFC Invest với vốn điều lệ 500 tỷ đồng với niềm tin rằng công ty này sẽ trở thành mũi nhọn trên còn đường đưa PVN trở thành tập đoàn đầu tư, tài chính hàng đầu.

Theo luật Các tổ chức tín dụng, PVFC chỉ có thể góp vốn vào một công ty con như PVFC Invest tối đa là 11% vốn điều lệ. Nhưng để giữ quyền chi phối và biến PVFC Invest thành công ty sân sau nên PVFC đã lách luật và qua mặt các cơ quan chức năng bằng các hợp đồng ủy thác trả chậm của cán bộ, công nhân viên của tổng công ty này.

PVFC sở hữu tới 59% cổ phần tại PVFC Invest dưới các hình thức: góp vốn trực tiếp 11%; “nhận” 38% vốn ủy thác của CBCNV (thực chất là tiền nhà nước) và “góp thay” 10% cổ phần của một nhà đầu tư bên ngoài (Công ty Cổ phần đầu tư hạ tầng Việt Nga). Khoản 38% “nhận ủy thác của cán bộ công nhân viên” thực chất là hình thức cho vay trá hình không có tài sản đảm bảo, dòng tiền, cũng như mọi quyền lợi của CBNV chỉ được ghi nhận trên giấy tờ, sổ sách không có thật.

Con số vay trả chậmmua cổ phiếu PVFC Invest của cá nhân là cán bộ nhân viên vào khoảng 240 tỷ đồng. Các hợp đồng ủy thác đầu tư trả chậm có thời hạn 3 năm, đến tháng 10/2010 hết hạn chỉ có một vài cá nhân hoàn trả được 10 tỷ đồng, 230 tỷ đồng còn lại thì bặt vô âm tín.

Những hợp đồng đầu tư ủy thác này của PVFC đã từng bị Thanh tra Ngân hàng Nhà nước xác định là trái luật. Công văn 9788 của NHNN gửi trực tiếp PVFC nêu rõ: "Việc tiếp nhận vốn ủy thác đầu tư chỉ áp dụng đối với các hình thức đầu tư trực tiếp vào dự án hoặc công trình trong danh mục xác định". Từ tháng 12.2009, Thanh tra NHNN cũng yêu cầu PVFC phải "chấm dứt ngay nghiệp vụ này" nhưng PVFC đã phớt lờ không thực hiện.

Năm 2008, PVFC bắt đầu lên sàn với hình ảnh là công ty tài chính có quy mô vốn lớn nhất thị trường bởi PVFC có số vốn điều lệ lên tới 5.000 tỷ đồng. Vì không muốn bán ra ngoài nên các nhà lãnh đạo tổng công ty này bằng cách lập các công ty sân sau đi lòng vòng để dùng tiền của nhà nước đẩy giá cổ phiếu của chính mình, ồ ạt rót vốn cho PVFC Invest.

Sau này, khi thị trường chứng khoán xì hơi, trong số 510 tỷ "ủy thác" dưới dạng đưa tiền cho CBCNV mua cổ phần tới nay vẫn chưa thu hồi được 419 tỷ gốc, 86 tỷ tiền lãi hiện cũng không thu hồi được vì không rõ yếu tố pháp lý và trong danh sách gần 800 cá nhân ủy thác đầu tư cổ phiếu của PVFC có người đã chết, có người về hưu, có người đi tù (trong đó có ông Nguyễn Xuân Sơn, nguyên Chủ tịch PVN, lúc đó giữ chức Phó TGĐ PVFC; bà Nguyễn Thị Minh Thu, nguyên Tổng giám đốc OceanBank...) - điều này được nêu rõ trong báo cáo tài chính của PVFC.

Đầu năm 2012,Westernbank được NHNN khuyến nghị hợp nhất với TCT Tài chính Dầu khí (PVFC), tạo thành PVcombank.

Có thể thấy tất cả những bê bối nêu trên của PVFC đều diễn ra trong giai đoạn ông Tống Quốc Trường đang giữ chức Tổng giám đốc. Có nhiều đồn đoán cho rằngcó thể việc ông này từ chức đột ngột chính là do trách nhiệm trước đây khi còn làm Tổng giám đốc của PVFC. Nếu đúng như vậy thì đây có thể là bước ngoặt thay đổi cuộc đời ông Trường, thay đổi quãng thời gian nhiều thành tích, ít sóng gió trước đó của ông Trường.

ĐÌNH VŨ (Nhà đầu tư)
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement