Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Tổng Giám đốc SJC đề xuất Nhà nước xóa bỏ độc quyền vàng miếng

Vàng - Ngoại tệ

17/05/2024 07:48

Bà Lê Thúy Hằng, Tổng Giám đốc SJC, cho rằng Nhà nước cần xóa bỏ độc quyền vàng miếng, tạo điều kiện cho doanh nghiệp kinh doanh vàng được dập vàng miếng, giúp đa dạng nguồn cung.

Ngày 16/5, tại buổi họp báo kinh tế-xã hội định kỳ Thành phố Hồ Chí Minh, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC - doanh nghiệp nhà nước) đề xuất Nhà nước cần xóa bỏ độc quyền vàng miếng, tạo điều kiện cho doanh nghiệp được dập vàng miếng.

Theo bà Lê Thúy Hằng, Tổng Giám đốc SJC, Nghị định 24/2012/NĐ-CP ngày 3/4/2012 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng 12 năm qua đã đạt được thành công nhất định, giúp ổn định kinh tế vĩ mô.

Từ thời điểm này, vàng miếng SJC được chọn làm thương hiệu quốc gia và doanh nghiệp không được nhập khẩu vàng, không được dập vàng miếng.

"Sau 12 năm là thương hiệu quốc gia, chúng tôi không có lợi ích gì," bà Hằng chia sẻ.

Tổng Giám đốc SJC đề xuất Nhà nước xóa bỏ độc quyền vàng miếng- Ảnh 1.

Người dân giao dịch tại cửa hàng vàng. Ảnh: TTXVN

Về thị trường vàng hiện nay, bà Hằng cho rằng nguồn cung khó do nhu cầu quá lớn; nhiều doanh nghiệp kinh doanh vàng treo bảng giá nhưng có thể không bán.

"Đối với SJC, doanh nghiệp buộc phải cân đối và bán cho mỗi người 1 lượng để có nguồn cung ra thị trường. Không có chuyện khách đến mua mà không bán, đến bán mà không mua," bà Hằng khẳng định.

Theo Tổng Giám đốc SJC Lê Thúy Hằng, do đặc thù của doanh nghiệp kinh doanh vàng mua về là phải bán ngay nên tất cả số lượng vàng đấu thầu thành công phải bán liền cho người dân; đồng thời khuyến nghị người dân có nhu cầu mua hoặc bán yên tâm bởi SJC là doanh nghiệp được giao bình ổn thị trường.

Ngoài ra, Công ty SJC sẽ tiếp tục tham gia các phiên đấu thầu vàng miếng; trường hợp gặp khó khăn nhất doanh nghiệp sẽ báo cáo cấp thẩm quyền để đảm bảo nguồn cung do vậy người dân cũng nên cân nhắc, lựa chọn thời điểm mua bán để tránh thiệt thòi.

Cũng theo bà Hằng giá vàng trong nước thời gian gần đây tăng so với thế giới là do biến động của tình hình thế giới như chiến tranh, lạm phát; trong nước các kênh chứng khoán, gửi tiết kiệm không còn hấp dẫn nên người dân lựa chọn vàng làm kênh đầu tư. Người dân có quyền mua vàng vì đây là quyền lợi hợp pháp của họ còn cơ quan quản lý nhà nước chỉ chống đầu cơ.

Liên quan đến Nghị định 24/2012/NĐ-CP, Tổng giám đốc SJC cho rằng Nhà nước cần xóa bỏ độc quyền vàng miếng, tạo điều kiện cho doanh nghiệp kinh doanh vàng được dập vàng miếng, giúp đa dạng nguồn cung.

Khi đó, người dân dựa vào uy tín, thương hiệu doanh nghiệp để lựa chọn mua sản phẩm. Đồng thời đề nghị cho doanh nghiệp được nhập vàng để có nguồn nguyên liệu, giúp tránh tình trạng nhập lậu vàng.

Ngoài ra, các cơ quan chức năng cần thanh kiểm tra để thị trường vàng phát triển lành mạnh, công bằng; tất cả doanh nghiệp bán vàng phải xuất hóa đơn theo quy định…

Theo chỉ đạo của Thành ủy, Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, Công ty SJC sẽ thực hiện nhiệm vụ bình ổn thị trường vàng.

Người dân cần thận trọng khi quyết định đi mua vàng vào những thời điểm giá cao để tránh bị thiệt không đáng có. Công ty SJC sẽ tiếp tục đấu thầu vàng và sẵn sàng đáp ứng nhu cầu của nhân dân.

(Nguồn: TTXVN)

P.V (tổng hợp)
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement