Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Tổng giám đốc Samco Trần Quốc Toản: “Thanh tra TP.HCM chưa hiểu đúng quy định pháp luật”

Chính sách - Hạ tầng

31/10/2018 08:12

Trong kết luận thanh tra, cái gì không hợp lý thì Samso sẽ khắc phục. Samco hoàn toàn không tiêu cực, không gây hậu quả nên chỉ kiểm điểm, rút kinh nghiệm.

Liên quan đến kết luận thanh tra số 04/KL-TTTP-P4 của Thanh tra TP.HCM về thanh tra toàn diện Tổng công ty Cơ khí Giao thông Vận tải Sài Gòn (Samco) và báo cáo số 628/SC-BC về kết quả thực hiện kết luận của Chủ tịch UBND TP.HCM tại Thông báo số 325/TB-VP, ngày 30/10 ông Trần Quốc Toản, Tổng Giám đốc Samco đã có buổi trao đổi với chúng tôi liên quan đến hàng loạt sai phạm ở doanh nghiệp này.

Mở đầu câu chuyện, ông Toản nói Samco là công ty 100% vốn Nhà nước. Hiện tại, Samco có 7 xí nghiệp và 20 công ty thành viên hạch toán độc lập. 70% lợi nhuận mỗi năm của Samco đều nộp về cho ngân sách, 30% công ty được giữ lại để trang trải hoạt động, làm quỹ phúc lợi…

Ông Trần Quốc Toản, Tổng giám đốc Samco trong buổi làm việc với chúng tôi vào sáng 30/10.
Ông Trần Quốc Toản, Tổng giám đốc Samco trong buổi làm việc với chúng tôi vào sáng 30/10.

Trải lòng về 2 đơn vị thành viên của Samco là Công ty TNHH MTV Bến xe Miền Đông và Công ty TNHH MTV Cảng sông TP.HCM bị Thanh tra TP.HCM kết luận có nhiều sai phạm trong cho thuê mặt bằng, thu vé xe và cho vay tiền, ông Toản nói Thanh tra TP.HCM cho rằng Bến xe Miền Đông có sai phạm trong việc cho thuê, thu vé xe là do Thanh tra hiểu chưa đúng quy định pháp luật.

“Theo quy định, xe lên tài mới thu phí. Xe ra vào bến nhưng không lên tài sao chúng tôi có thể thu được. Cái này Thanh tra TP không phân biệt được. Vấn đề này chúng tôi đã giải trình sau khi có kết luận của thanh tra TP nhưng cơ quan thanh tra vẫn không chịu”, ông Toản nói.

Tổng giám đốc Samco cho biết thêm, việc cho thuê bến bãi, quầy vé trong bến xe là thực hiện theo Luật Giao thông đường bộ nhưng Thanh tra TP.HCM lại căn cứ theo Luật Đất đai. Tất cả các vấn đề trên, Samco đã có văn bản gửi Tông Cục đường bộ. Vừa qua, Tổng Cục đường bộ đã có văn bản số 3407/TCĐB khẳng định Samco làm đúng.

Đối với việc Công ty Cảng sông TP.HCM cho Samco vay tiền thì Samco vay vẫn trả lãi đàng hoàng. Samco làm được bao nhiêu nộp gần hết cho Nhà nước. Samco không bỏ túi riêng, nếu Thanh tra TP.HCM không chịu thì Samco sẵn sàng trả lại thôi. Cơ quan thanh tra có thể chỉ dựa theo văn bản để chiếu vào, không dựa vào quá trình kinh doanh thực tế.

“Công ty Cảng sông có hơn 30 tỷ đồng bỏ ngân hàng với lãi suất 3%/năm. Trong khi đó, chúng tôi đi vay ngân hàng với lãi suất 7%/năm. Tôi nói với ông Cảng sông đưa tiên đó lại cho Samco, chúng tôi trả lại suất 5%/năm. Như vậy, cả hai đều được lợi nhưng Thanh tra TP.HCM nói Công ty Cảng sông không có chức năng cho vay tiền”, ông Toản nói.

Tại Công ty TNHH MTV cảng Bến Nghé, Thanh tra TP.HCM chỉ ra nhiều sai phạm trong việc cổ phần hóa, có dấu hiệu làm thất thoát tài sản Nhà nước, ông Toản nói ở đây trong kết luận thanh tra chỉ ra sai phạm liên quan đến một phao nổi. Nhưng Thanh tra TP.HCM không hiểu theo nguyên tắc phao nổi chỉ được khấu hao trong vòng 5 năm. Nhưng thời điểm thanh tra đã kéo dài quá sáu tháng, xem như đồ bỏ. 

Ngoài ra, Thanh tra TP.HCM cho rằng, quá trình cổ phần hóa Công ty cảng Bến Nghé có việc định giá tài sản, xác định diện tích công trình nhà, đất liên quan việc xác định giá trị doanh nghiệp đối với Công ty cảng Bến Nghé chưa chính xác và chưa đúng thực tế. Kết luận của thanh tra là theo quan điểm của thanh tra.

Nhưng việc xác định giá trị nhà, đất là do công ty tư vấn xác định chứ không phải Samco xác định được. Nguyên tắc của việc cổ phần hóa là phải thành lập Ban chỉ đạo cổ phần hóa. Đơn vị này sẽ chọn đơn vị tư vấn xác định giá trị tài sản.

Samco khẳng định không tiêu cực nên chỉ kiểm điểm, rút kinh nghiệm.
Samco khẳng định không tiêu cực nên chỉ kiểm điểm, rút kinh nghiệm.

Ngoài ra, có 2 đơn vị trực thuộc Samco chi vượt quỹ khen thưởng, phúc lợi cho người lao động theo kết luận của Thanh tra TP.HCM là Công ty TNHH MTV Đóng tàu An Phú và Công ty Cảng sông TP.HCM. Tuy nhiên việc này còn do lịch sử để lại. Chẳng hạn, Công ty Đóng tàu An Phú kinh doanh thường xuyên lỗ từ năm 1993. Thời điểm này Công ty Đóng tàu An Phú chưa sáp nhập vào Samco.

Dù kinh doanh lỗ công ty vẫn phải trả lương cho cán bộ công nhân viên khiến quỹ lương bị âm gần 10 tỷ. Sau đó công ty này sáp nhập vào Samco. Lúc này phần lớn cán bộ công nhân viên đã nghỉ. Giờ Thanh tra TP.HCM nói sai, kêu thu hồi thì làm sao Samco thu hồi được khi cán bộ nhân viên đã nghỉ việc.

Những kết luận của Thanh tra TP.HCM liên quan sai phạm của Samco trong việc cho thuê đất, ông Toản nói Samco có một số mặt bằng dự kiến làm văn phòng và chuyển một số mặt bằng khác làm showroom. Tuy nhiên trong thời gian chờ làm thủ tục để mặt bằng trống là lãng phí. Do đó, Samco đưa vào kinh doanh.

“Chúng tôi không cho thuê đất như kết luận của Thanh tra TP.HCM. Cho thuê đất là sai. Trong giấy phép kinh doanh của Samco có chức năng kinh doanh cho thuê văn phòng, kho bãi. Vì vậy, chúng tôi hợp tác với một đơn vị có vốn của chúng tôi góp. Chúng tôi được được chia lãi. Việc kinh doanh này đã giúp tao ra hiệu quả tốt hơn. Chúng tôi chỉ làm những gì pháp luật không cấm. Chúng tôi không làm sai chỉ là chưa đúng”, ông Toản nói.

Nói về việc Samco có văn bản số 628/SC-BC báo cáo UBND TP.HCM không thừa nhận sai phạm theo kết luận của Thanh tra TP.HCM nên các lãnh đạo Samco và các công ty con chỉ kiểm điểm, rút kinh nghiệm. Ông Toản nói, Samco là doanh nghiệp chịu sự quản lý của cơ quan Nhà nước. “Về những vấn đề của chúng tôi như cho vay tiền, cho thuê mặt bằng... cái gì không hợp lý thì chúng tôi khắc phục. Hoàn toàn chúng tôi không tiêu cực, không gây hậu quả nên chúng tôi chỉ kiểm điểm, rút kinh nghiệm”, ông Toản khẳng định.

NGUYỄN DUY
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement