Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Tổng giám đốc Coteccons vào Hội đồng quản trị Vinamilk

Chứng khoán

15/04/2017 12:28

Vinamilk sẽ có 9 thành viên Hội đồng quản trị và thay đổi cơ cấu quản trị từ mô hình Ban Kiểm soát qua mô hình Ban Kiểm toán nội bộ, đặc biệt tổng giám đốc một công ty xây dựng cũng có mặt trong số này.

Áp dụng mô hình quản trị mới

Ngày 15/4, Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) đã tổ chức Đại hội cổ đông thường niên năm 2017. Tại đại hội, cổ đông đã bỏ phiếu thông qua cơ cấu quản trị, kiểm soát mới với 99,9% đồng ý.

Theo đó, Vinamilk sẽ bỏ mô hình Ban Kiểm soát để chuyển qua mô hình Ban Kiểm toán nội bộ trực thuộc Hội đồng Quản trị. Về pháp lý, mô hình quản trị mới của Vinamilk hoàn toàn phù hợp với điều 143 của Luật Doanh nghiệp ban hành năm 2015.

Hiện tại, các công ty trên thế giới đang quản trị theo hai mô hình. Thứ nhất là mô hình một cấp, bao gồm Đại hội cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban giám đốc có Ban kiểm toán trực thuộc Hội đồng quản trị. Mô hình này không có Ban kiểm soát nhưng có các thành viên Hội đồng quản trị độc lập đóng vai trò giám sát, nắm giữ Ban Kiểm toán

Thứ hai là mô hình hai cấp, bao gồm Đại hội cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát, Ban giám đốc. Điểm khác biệt giữa hai mô hình là quản trị này là vai trò của bộ phận giám sát. Mô hình hai cấp với Ban kiểm soát rất quen thuộc tại Việt Nam nhưng thế giới rất ít nước sử dụng.

Cổ đông Vinamilk biểu quyết thông qua việc tăng thành viên Hội đồng quản trị và thay đổi mô hình quản trị

Giới chuyên gia đánh giá, Vinamilk sẽ được hưởng lợi khi áp dụng mô hình quản trị mới. Bởi mô hình quản trị không có Ban kiểm soát rất phổ biến ở Anh và Mỹ. Điều này sẽ có lợi cho Vinamilk khi đàm phán với các nhà đầu tư nước ngoài. Mô hình này cũng nhấn mạnh sự quản lý của các thành viên Hội đồng quản trị độc lập và đảm bảo quyền lợi của cổ đông.

Cổ đông cũng bỏ phiếu thông qua việc tăng thành viên Hội đồng quản trị từ 6 thành viên lên 9 người với số phiếu tán thành gần 100%.Ngoài những người đại diện cho các doanh nghiệp tổ chức nắm cổ phần tại Vinamilk, 5người không đại diện cho nhóm cổ đông nào.

Đặc biệt, 9 thành viên Hội đồng quản trị của Vinamilk có 2gương mặt mới nhận được sự quan tâm của nhà đầu tư là ông Nguyễn Bá Dương, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Xây dựng Cotecconsvà ông Đỗ Lê Hùng, từng là Giám đốc Kiểm toán và Kiểm soát nội bộ Big C Việt Nam.

Trả lời câu hỏi của cổ đông về vai trò của ông Nguyễn Bá Dương, bà Mai Kiều Liên cho biết Vinamilk là đơn vị tiên phong trong việc áp dụng mô hình quản trị mới. Hội đồng quản trị đã nghiên cứu rất kỹ. Trong đó có 3thành viên Hội đồng quản trị độc lập phụ trách ba tiểu ban quan trọng của Vinamilk.

Cụ thể, nhân sự sẽ do bà Lê Thị Băng Tâm làm Trưởng ban. Kiểm toán sẽ do ông Lê Thành Liêm làm Trưởng ban. Lương thưởng sẽ do ông Nguyễn Bá Dương chủ trì. Ông Dương sẽ đề xuất mức lương thưởng phù hợp cho nhân viên và đảm bảo lợi ích cho cổ đông.

9 thành viên Hội đồng quản trị của Vinamilk trong nhiệm kỳ mới

1. Ông Michael Chye Hin Fah,Giám đốc phụ của Fraser and Neave Ltd.

2. Ông Lee Meng Tat,Giám đốc điều hành Nước uống không cồn của Fraser and Neave, Ltd.

3. Bà Đặng Thị Thu Hà,Phó Trưởng ban Đầu tư Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC).

4. Ông Nguyễn Hồng Hiển,Phó Tổng giám đốc SCIC.

5. Ông Nguyễn Bá Dương,Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Xây dựng Coteccons.

6. Ông Đỗ Lê Hùngtừng là Giám đốc Kiểm toán và Kiểm soát nội bộ Big C Việt Nam.

7. Ông Lê Thành Liêm,Giám đốc tài chính kiêm Kế toán trưởng Vinamilk.

8. Bà Mai Kiều Liên,Tổng giám đốc Vinamilk.

9. Bà Lê Thị Băng Tâm,Chủ tịch Hội đồng quản trị HDBank.

Dẫn đầu ngành sữa

Tại đại hội, Vinamilk đã trình cổ đông thông qua cổ tức còn lại của năm 2016 là 2.000 đồng/cổ phiếu. Trước đó, công ty này đã tạm ứng cho cổ đông 4.000 đồng/cổ phiếu. Như vậy, Vinamilk đã giành khoảng 83% lợi nhuận sau thuế để chia cổ tức cho cổ đông.

Trong 5 năm tới, Vinamilk đặt mục tiêu giành thế dẫn đầu áp đảo ở tất cả các ngành hàng sữa.Đồng thời trở thành công ty sữa tạo ra giá trị gia tăng nhiều nhất tại Đông Nam Á. Đầu tư vào các thị trường đang phát triển và mới nổi tại Đông Nam Á để xây dựng các công ty con thành công thông qua việc M&A và hợp tác. Tìm kiếm cơ hội tại Mỹ và khu vực Úc - New Zealand để tăng cường năng lực sản xuất và nguồn nguyên liệu sữa.

Vinamilk là công ty tiên phong áp dụng mô hình quản trị mới

Về kế hoạch kinh doanh, Vinamilk đặt mục tiêu tổng doanh thu đến năm 2021 là 80.000 tỉ đồng. Trong đó doanh thu nội địa 61.000 tỉ đồng, doanh thu tại các thị trường nước ngoài 19.000 tỉ đồng. Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm doanh thu trong nước là 10%.

Đến năm 2021, tổng số lượng đàn bò tại các trang trại của Vinamilk dự kiến đạt 44.400 con. Lượng sữa thu mua từ các trang trại Vinamilk đạt 157.000 tấn và lượng sữa thu được từ các hộ nông dân đạt 251.000 tấn.

Trong năm 2017, Vinamilk đặt mục tiêu tổng doanh thu 51.000 tỉ đồng, tăng 8% so với năm trước và lợi nhuận sau thuế là 9.735 tỉ đồng, tăng 4% so với năm 2016. Đại hội cổ đông cũng thông qua kế hoạch trả cổ tức bằng tiền với tỷ lệ tối thiểu là 50% lợi nhuận sau thuế.Tạm ứng đợt một năm 2017 vào tháng 8 – 9/2017 và đợt hai vào tháng 5 – 6/2018.

Ở quý I năm nay, bà Mai Kiều Liên cho biết, doanh số của Vinamilk tăng 16,1% so cùng kỳ năm 2016. Lợi nhuận trước thuế tăng 30,3% còn lợi nhuận sau thuế tăng 34% so với cùng kỳ năm trước.

Bà Liên cho biết thêm, trong 5 năm qua, thị phần các ngành hàng sữa nước của Vinamilk đã tăng từ 45,9% lên 54,5%. Sữa bột trẻ em tăng từ 21,7% lên 25,1% ở 6 thành phố lớn và đạt 40% thị phần trên toàn quốc năm 2016. Sữa chua uống đã tăng thị phần từ 24,4% lên 33,3%. Sữa đặc tăng từ 79,4% lên 79,7%.

Ở năm 2016, với việc đạt được kết quả kinh doanh tốt và quản lý chặt chẽ vốn lưu động cũng như tài sản dài hạn, tình hình tài chính của Vinamilk tiếp tục duy trì được sự ổn định. Với mức lợi nhuận sau thuế 9.364 tỉ đồng trong năm 2016, vốn chủ sở hữu và tổng tài sản đã tăng lên lần lượt là 7,1% và 6,9% so với năm 2015.

Cụ thể, vốn chủ sở hữu năm 22.406 tỉ đồng, tăng 7,1% so với 2015. Doanh thu thuần đạt 46.794 tỉ đồng, tăng 16,8% so với năm 2015. Lợi nhuận sau thuế đạt 9.364 tỉ đồng, tăng 20,5% so với năm trước.

Hiện tại, nợ phải thu khách hàng chỉ chiếm 11,7% tài sản ngắn hạn. Nợ quá hạn dưới 30 ngày chỉ chiếm khoảng 2% số dư nợ phải thu và là nợ quá hạn thông thường, được thanh toán đầy đủ.

Hàng tồn kho của Vinamilk chiếm 24,2% tài sản ngắn hạn. Nợ phải trả ngắn hạn chiếm 22% tổng nguồn vốn.

NGUYỄN DUY
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement