26/11/2018 08:21
Tổng công ty Tín Nghĩa niêm yết trên Upcom: Vay tiền ở hàng loạt ngân hàng và cả 2 nhà băng Trung Quốc (bài 5)
Trong danh sách chủ nợ của Tín Nghĩa còn có 2 nhà băng Trung Quốc là Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc-China Construction Bank và Ngân hàng Thương mại TNHH E.SUN.
Vay tiền trái phép
Đầu tháng 4/2016, Tín Nghĩa thực hiện IPO. Khi đó, tổng giá trị thực tế của doanh nghiệp là hơn 6.284 tỷ đồng, nợ phải trả là hơn 4.845 tỷ đồng. Đáng lưu ý, thông báo đấu giá cổ phần cũng cho biết tổng giá trị thực tế phần vốn Nhà nước tại Tín Nghĩa chỉ là hơn 1.439 tỷ đồng.
Trong khi đó, nợ phải trả của Tín Nghĩa là hơn 4.845 tỷ đồng, chiếm hơn ba phần tư tổng giá trị thực tế của doanh nghiệp. Nói cách khác, tài sản Tín Nghĩa, hóa ra, chủ yếu hình thành từ… vốn vay chứ không phải từ quỹ đất đất khu công nghiệp, khu đô thị, khu dân cư mà doanh nghiệp này đang sở hữu.
Nợ của Tín Nghĩa đang gần gấp đôi so với thời điểm IPO vào tháng 4/2016. |
Tại 31/12/2017, tổng nợ phải trả của Tín Nghĩa là 5.235 tỷ đồng, còn tổng tài sản là 7.164 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu 1.928 tỷ đồng. Trong đó, nợ ngắn hạn của Tín Nghĩa là 2.183 tỷ đồng, vượt cả tổng tài sản ngắn hạn 2.016 tỷ đồng.
Còn nợ dài hạn ở mức 3.052 tỷ đồng, chiếm khoảng 60% so với tổng tài sản dài hạn là 5.147 tỷ đồng. Nợ nhiều nhưng tiền và các khoản tương đương tiền chỉ là 362 tỷ đồng.
Tuy nhiên, cũng cần phải nói rõ, so với hồi đầu năm 2017, tài sản ngắn hạn của Tín Nghĩa tăng 343 tỷ đồng nhưng nợ ngắn hạn chỉ tăng 208 tỷ đồng. Còn tài sản dài hạn tăng 720 tỷ đồng, trong khi nợ dài hạn tăng 562 tỷ đồng.
Vào cuối 2017, Tín Nghĩa có tới 13 khoản vay ngắn hạn tại 7 ngân hàng và Công ty Cổ phần Xăng dầu Tín Nghĩa, Công ty Cổ phần Đầu tư Khu công nghiệp Tín Nghĩa, Công ty Cổ phần Phát triển Nhỏ và Vừa Nhật Bản, Văn phòng Tỉnh uỷ Đồng Nai, vay cá nhân.
Ngoài ra, Tổng công ty còn có 6 khoản vay và nợ dài hạn đến hạn trả tại Quỹ bảo vệ Môi trường Việt Nam 1,6 tỷ đồng, Vietinbank chi nhánh Đông Sài Gòn 14 tỷ đồng, PG Bank chi nhánh Đồng Nai 28,2 tỷ đồng…
Đáng chú ý, việc hàng loạt công ty con cho Tổng công ty Tín Nghĩa vay tiền là không đúng quy định tại khoản 3, điều 10 của Thông tư số 220/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 về hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 71/2013/NĐ-CP ngày 11/7/2013.
Theo đó, doanh nghiệp không có chức năng hoạt động của tổ chức tín dụng thì không được sử dụng tiền vốn của mình để thực hiện các hoạt động cho vay. Hơn nữa, hầu hết các khoản vay đều không nhằm mục đích đầu tư bất động sản.
Cụ thể, Tổng công ty Tín Nghĩa vay của Công ty Cổ phần Xăng dầu Tín Nghĩa 119 tỷ đồng, tại 31/12/2017. Công ty Cổ phần Đầu tư Khu công nghiệp Tín Nghĩa là 131 tỷ đồng, Công ty Cổ phần Phát triển Nhỏ và Vừa Nhật Bản 24 tỷ đồng, Văn phòng Tỉnh uỷ Đồng Nai 400 tỷ đồng, vay cá nhân 65 tỷ đồng.
Còn với các nhà băng, Tín Nghĩa có khoản vay với Agribank chi nhánh Đồng Nai, số dư tại 31/12/2017 là 150 tỷ đồng. Khoản vay này được theo hợp đồng tín dụng số 5900-LAV-201705/TINNGHIA ngày 8/5/2017 và phụ lục số 5900-LAV-201600520-PL2 ngày 1/3/2017.
Mục đích vay là bổ sung vốn lưu động kinh doanh cà phê và thức ăn chăn nuôi. Lãi suất cho vay theo từng giấy nhận nợ, 5,5% với khoản vay bằng VND và 2,7% với USD. Tín Nghĩa thế chấp quyền sử dụng đất BH900866, BH900865, BH900806 và cả trạm dừng xe Tân Phú để vay tiền.
Tín Nghĩa cũng vay 700 tỷ đồng tại Vietinbank chi nhánh Đông Sài Gòn, theo hợp đồng tín dụng số 108/2017-HDTDHM/NHCT946-TINNGHIA ngày 16/5/2017 và văn bản sửa đổi, bổ sung hợp đồng tín dụng số 20-HDTD-SDBS01/NTHCT946-TINNGHIA ngày 9/6/2016.
Khoản vay này bổ sung vốn lưu động phục vụ kinh doanh nhưng không bao gồm kinh doanh bất động sản. Tuy nhiên, tài sản thế chấp lại là các bất động sản của Tín Nghĩa như Quyền sử dụng đất và nhà ở Khu dân cư Tân Biên 1 số 12.83.001C/HDTC ký ngày 21/9/2012 và văn bản sửa đổi, bổ sung hợp đồng thế chấp số 12.83.001C/SDBSHDTC ký ngày 22/11/2012.
Tổng công ty Tín Nghĩa đang vay tiền trái phép tại hàng loạt công ty con. |
Hợp đồng thế chấp Quyền sử dụng đất và nhà ở Khu dân cư Tân Biên 2 số 12.83.002C/HDTC ký ngày 21/9/2012 và văn bản sửa đổi, bổ sung hợp đồng thế chấp số 12.83.002C/SDBSHDTC ký ngày 22/11/2012…
Với nợ vay dài hạn, tại 31/12/2017, Tín Nghĩa có 13 khoản nợ ở nhiều ngân hàng và công ty. Điển hình, PGBank chi nhánh Đồng Nai 274 tỷ đồng, VPBank 106 tỷ đồng, Văn phòng Tỉnh uỷ Đồng Nai 400 tỷ đồng, Công ty Cổ phần Khu công nghiệp Tín Nghĩa 131 tỷ đồng…
Vay tiền của 2 ngân hàng Trung Quốc
Đến 30/6/2018, khoản nợ của Tín Nghĩa tăng gần gấp đôi lên con số 7.258 tỷ đồng so với con số 4.845 tỷ đồng lúc IPO vào đầu tháng 4/2016. Còn so với cuối năm 2017, nợ của Tín Nghĩa tăng 2.023 tỷ đồng.
Trong đó, khoản vay ngắn hạn của Tín Nghĩa tại các ngân hàng là 1.774 tỷ đồng, vay dài hạn đến hạn phải trả là 266 tỷ đồng, vay từ các quỹ và vay cá nhân là 82 tỷ đồng.
Những chủ nợ ngắn hạn lớn của Tín Nghĩa cũng là những cái tên quen thuộc như Agribank chi nhánh Đồng Nai 165 tỷ đồng, Vietinbank chi nhánh Đông Sài Gòn 630 tỷ đồng, Vietinbank chi nhánh Ba Đình 101 tỷ đồng, VPBank chi nhánh Đồng Nai 111 tỷ đồng, HDBank 230 tỷ đồng…
Còn ở vay dài hạn tại 30/6, Tín Nghĩa mắc nợ các nhà băng là 1.089 tỷ đồng, trái phiếu thường là 188 tỷ đồng, vay từ các quỹ và vay cá nhân là 77 tỷ đồng. Điển hình, PGBank chi nhánh Đồng Nai 261 tỷ đồng, BIDV chi nhánh Đồng Nai 258 tỷ đồng, ACB 241 tỷ đồng, Vietinbank chi nhánh Đông Sài Gòn 183 tỷ đồng, VPBank chi nhánh Đồng Nai 138 tỷ đồng…
Điểm đáng chú ý trong danh sách chủ nợ của Tổng công ty Tín Nghĩa còn có 2 ngân hàng Trung Quốc là China Construction Bank Corporation-CCB và Ngân hàng Thương mại TNHH E.SUN, chi nhánh Đồng Nai.
Điều đáng nói, Tín Nghĩa không phải vay tiền CCB mới đây mà ngay trong bản công bố thông tin IPO vào tháng 4/2016, danh sách chủ nợ của Tín Nghĩa đã có China Construction Bank Corporation, chi nhánh TP.HCM.
Danh sách chủ nợ của Tín Nghĩa xuất hiện 2 ngân hàng Trung Quốc, tại 30/6/2018. |
Cụ thể, tại thời điểm 18/5/2016, dư nợ vay của Tín Nghĩa tại CCB là 43,78 tỷ đồng. Tín Nghĩa và CCB ký hợp đồng vay tín dụng số GSTRF/2017-001 ngày 20/6/2017 với hạn mức tín dụng 4 triệu USD theo hình thức tín chấp, mục đích bổ sung vốn lưu động phục vụ hoạt động động sản xuất kinh doanh cà phê.
Đến báo cáo tài chính quý II năm 2018, một ngân hàng khác của Trung Quốc là Ngân hàng Thương mại TNHH E.SUN có tên trong sách các tổ chức tín dụng cấp vốn cho Tín Nghĩa. Cụ thể, Ngân hàng Thương mại TNHH E.SUN, chi nhánh Đồng Nai cho Tín Nghĩa vay 6,5 triệu USD cũng theo hình thức tín chấp. Số dư tại 30/6 là 110 tỷ đồng. Cả 2 khoản vay này đều có lãi suất 2,5-3,5%/năm.
Trong khi đó, báo cáo tài chính quý II năm 2018 nêu, Ngân hàng China Construction Bank Corporation, chi nhánh TP.HCM cho Tín Nghĩa vay 8 triệu USD bằng hình thức tín chấp. Số dư tại 30/6 là 81 tỷ đồng. Cả 2 khoản vay tại CCB và E.SUN đều có lãi suất 2,5-3,5%/năm.
China Construction Bank Corporation có tổng tài sản 3.400 tỷ USD, đứng thứ hai trong bảng xếp top 10 ngân hàng lớn nhất thế giớiđược S&P Global công bố hồi tháng 5/2018. Đây là cũng là ngân hàng xây dựng lớn nhất thế giới và đứng thứ 2 ở Trung Quốc, sau Ngân hàng Công Thương Trung Quốc-ICBC. Năm 2010, CCB mở chi nhánh đầu tiên tại Việt Nam, đặt ở TP.HCM.
Trong khi đó, Ngân hàng Thương mại TNHH E.SUN là nhà băng hàng đầu trong ngành tài chính tại Đài Loan, đặt chi nhánh đầu tiên ở Việt Nam tại Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai và bắt đầu hoạt động từ ngày 18/9/2015.
Ngày 7/3/2018, Ngân hàng Thương mại TNHH E.SUN, chi nhánh Đồng Nai đã được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận tăng vốn được cấp, từ mức 30 triệu USD lên 67 triệu USD.
Tổng công ty Tín Nghĩa niêm yết trên Upcom: Chi 500 tỷ đồng để trở thành cổ đông lớn, TTC Group đã được hưởng lợi gì từ Tín Nghĩa (bài 6)
Hồi tháng 4/2016, Tổng công ty Tín Nghĩa đã tổ chức thành công buổi IPO. Theo đó,Tín Nghĩa đã chọn được nhà đầu tư chiến lược mua 35% vốn điều lệ là Tập đoàn Thành Thành Công (TTC Group) của ông Đặng Văn Thành. Bỏ ra 500 tỷ đồng để mua 35% vốn điều lệ của Tín Nghĩa, TTC Group được hưởng hàng loạt đặc ân.
Advertisement
Advertisement