Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Tổ hợp giáo dục Topica đang làm ăn thế nào?

Doanh nghiệp

11/12/2020 08:44

Trong 4 năm trở lại đây, một số công ty trong tổ hợp giáo dục Topica Edtech Group như CTCP Đầu tư và Phát triển Đào tạo Edutop64 hay CTCP Giáo dục Topica English đều liên tục báo lỗ, âm sâu vốn chủ sở hữu.

Theo tờ DealstreetAsia, CEO Nguyễn Huy Đức (SN 1977) mới đây đã xác nhận việc rời Topica sau gần 2 năm làm việc. Ông Đức tham gia vào Topica với tư cách Giám đốc Tài chính (CFO) từ đầu năm 2019, và được bổ nhiệm giữ vị trí Tổng giám đốc vào đầu năm 2020.

Trước đó, vào tháng 9/2020, DealStreetAsia cũng dẫn nguồn tin cho biết, đội ngũ lãnh đạo của Topica Edtech Group (Topica) đang phải chịu áp lực từ cổ đông ngoại do “các khoản đầu tư kém hiệu quả”.

Topica được biết đến là một startup nổi tiếng trong giới khởi nghiệp Việt Nam, được các nhà đầu tư nước ngoài rót vốn hàng chục triệu USD. Song, hệ sinh thái cũng như kết quả kinh doanh của tổ hợp công nghệ giáo dục này vẫn chưa được đông đảo thị trường biết đến.

Theo tìm hiểu của VietTimes, Topica được thành lập vào năm 2008 bởi nhà sáng lập Phạm Minh Tuấn (SN 1975), chuyên cung cấp các giải pháp giáo dục trực tuyến bao gồm: chương trình cử nhân trực tuyến (Topica Uni), chương trình học tiếng Anh trực tuyến (Topica Native) và nền tảng công nghệ cho khóa học trực tuyến mở trên nhiều lĩnh vực (Edumall).

Hiện nay, ngoài trụ sở chính được đặt tại Hà Nội, Topica Edtech Group còn mở rộng hoạt động sang nhiều quốc gia khác như Philippines, Singapore, Thái Lan, Indonesia và Mỹ.

Càng làm càng lỗ

Một số công ty trong tổ hợp Topica có thể kể đến như CTCP Đầu tư và Phát triển Đào tạo Edutop64 (Edutop64), CTCP Giáo dục Topica English (Topica English), CTCP Công nghệ và phát triển Đào tạo Topica Edumall, CTCP Hubleap, CTCP Topica Courseware, CTCP Topica Kid, CTCP Kidtopi, …

Trong đó, đáng chú ý hơn cả là Edutop64 (thành lập vào tháng 3/2008) và Topica English (thành lập vào tháng 8/2013).

Tổ hợp giáo dục Topica đang làm ăn thế nào?

Dữ liệu của VietTimes cho thấy, trong 4 năm trở lại đây, cả Edutop64 và Topica English đều liên tục báo lỗ, âm sâu vốn chủ sở hữu. Gần nhất là năm 2019, Edutop ghi nhận khoản lỗ thuần lên đến 127,3 tỉ đồng, trong khi Topica English cũng báo lỗ 253 tỉ đồng.

Trước đó, từ năm 2016 – 2018, Edutop64 liên tiếp báo lỗ 29,3 tỉ đồng, 55,6 tỉ đồng và 133,2 tỉ đồng. Còn Topica English báo lỗ lần lượt 121 tỉ đồng, 38,8 tỉ đồng và 116,5 tỉ đồng.

Tổ hợp giáo dục Topica đang làm ăn thế nào?

Khả năng Edutop64 và Topica English đã báo lỗ nhiều năm trước đó khi quy mô vốn chủ sở hữu của cả 2 công ty này tại cuối năm 2016 đã ở mức âm.

Tại ngày 31/12/2019, tổng tài sản của Edutop64 đạt 123 tỉ đồng, vốn chủ sở hữu ở mức âm 348,8 tỉ đồng. Trong khi đó, tổng tài sản của Topica English đạt 133 tỉ đồng, vốn chủ sở hữu giảm sâu xuống mức âm 560 tỉ đồng.

E.D.H Corp

Topica từng được rót vốn bởi khá nhiều quỹ đầu tư có tiếng như Openspace Ventures, Patamar Capital, CyberAgent Ventures, EduLab Group hay IDG Ventures Việt Nam.

Năm 2018, tập đoàn này gây chấn động thị trường khi gọi vốn thành công 50 triệu USD từ Northstar Group (một quỹ đầu tư đến từ Singapore). Đây là khoản rót vốn lớn nhất từ các quỹ đầu tư vào một startup giáo dục trực tuyến trong khu vực Đông Nam Á.

Dữ liệu của VietTimes cho thấy, nhiều khả năng Northstar Group rót vốn qua CTCP Đầu tư và Phát triển Đào tạo E.D.H (E.D.H Corp) – pháp nhân từng nắm giữ 99,83% cổ phần của Edutop64 và 99,9% cổ phần của Topica English.

Cuối tháng 2/2018, E.D.H Corp đã chuyển nhượng toàn bộ số cổ phần tại các công ty trên, danh tính các cổ đông nhận chuyển nhượng không được công bố.

 Ông Phạm Minh Tuấn - Chủ tịch HĐQT Topica Edtech Group (Nguồn: Edumall)
 Ông Phạm Minh Tuấn - Chủ tịch HĐQT Topica Edtech Group (Nguồn: Edumall)

Đáng chú ý, ngay trước thời điểm thoái vốn (ngày 6/2/2018), E.D.H Corp đã góp vốn thành lập CTCP Topica Education Management (Top Edu). Công ty này có vốn điều lệ 2,3 tỉ đồng, trong đó E.D.H Corp nắm giữ 50,9% cổ phần; 2 cổ đông cá nhân là ông Phạm Minh Tuấn (49,096%) và ông Cao Công Minh (0,004%).

Tính đến cuối năm 2018, E.D.H Corp có vốn điều lệ hơn 12 tỉ đồng, trong đó Topica Holding Pte Ltd (có trụ sở chính tại Singapore) nắm giữ 99,998% cổ phần.

Trong 4 năm trở lại đây, E.D.H Corp không phát sinh khoản doanh thu, đồng thời chỉ báo lãi duy nhất một lần vào năm 2018 với lãi thuần 29,76 tỉ đồng. Năm 2016, 2017 và 2019, công ty này lần lượt báo lỗ thuần ở mức 3,74 tỉ đồng, 3,85 tỉ đồng và 1,84 tỉ đồng.

Tại ngày 31/12/2019, tổng tài sản của E.D.H Corp đạt 307 tỉ đồng, vốn chủ sở hữu ở mức 37,3 tỉ đồng.

Các con số tài chính nêu trên mới chỉ là những số liệu trụ sở chính E.D.H Corp, chưa thể phản ánh hết hiệu quả kinh doanh của toàn bộ hệ thống Topica.

Bên cạnh khoản đầu tư 50 triệu USD, Topica còn được biết đến là "ông trùm" trong giới startup Việt với vai trò bệ phóng cho nhiều nhà sáng lập, doanh nhân khởi nghiệp.

Cụ thể, Topica đã khai sinh ra Topica Mafia - một "mạng lưới ngầm" quy tụ nhiều tên tuổi trong làng khởi nghiệp với xuất thân từ các cựu quản lý, lãnh đạo và chuyên gia thuộc Topica.

Một số thành viên của liên minh công nghệ này có thể kể đến như Appota, Monkey Junior, Wefit, Kyna.vn, Logivan, Uiza, Atadi, Beeketing, Ella Study.

ĐỒNG TIẾN
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement