Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Tình hình kinh doanh của 2 doanh nghiệp quân đội trên sàn chứng khoán

Chứng khoán

15/07/2017 10:41

Cùng là những doanh nghiệp quân đội lớn được niêm yết trên sàn chứng khoán nhưng MBBank và Tổng công ty 36 nhận được phản ứng trái ngược từ các nhà đầu tư.

Trong số các tập đoàn, tổng công ty kinh tế quốc phòng, đến nay chỉ 2 đơn vị niêm yết cổ phiếu trên sàn chứng khoán là Ngân hàng TMCP Quân đội (MBBank) và Tổng Công ty 36 (G36).

Trong khi MBBank hoạt động trong lĩnh vực tài chính ngân hàng thì G36 tập trung lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng, bất động sản.

Trên sàn chứng khoán, sự đón nhận của nhà đầu tư với hai cổ phiếu này lại trái ngược nhau.

Ngân hàng TMCP Quân đội (MBBank)

Thành lập từ năm 1994 với mục tiêu đáp ứng nhu cầu tài chính cho các doanh nghiệp quân đội, đến nay, MBBank đã trở thành một trong 3 ngân hàng thương mại cổ phần ngoài quốc doanh có quy mô tài sản và lợi nhuận cao nhất.

Tại thời điểm thành lập, vốn điều lệ của MBBank chỉ vỏn vẹn 20 tỷ đồng, sau nhiều lần tăng vốn, hiện tại, vốn điều lệ của nhà băng quân đội này đã tăng hơn 850 lần đạt 17.127 tỷ đồng.

Kết quả kinh doanh của MBBank trong những năm gần đây.Đơn vị: tỷ đồng.

Với tổng tài sản hiện tại vào khoảng 250.000 tỷ đồng, quy mô dư nợ cho vay hơn 151.000 tỷ, huy động vốn đạt 182.000 tỷ đồng, MBBank hiện nằm trong top đầu hệ thống ngân hàng Việt Nam.

Trung bình giai đoạn 2010-2016, mỗi năm nhà băng này thu về gần 6.200 tỷ đồng thu nhập lãi thuần và lãi ròng trung bình trên 2.300 tỷ đồng.

Trong quý I/2017, nhà băng quân đội cũng ghi nhận 2.407 tỷ đồng thu nhập lãi thuần và lãi ròng 890 tỷ đồng sau thuế.

Niêm yết cổ phiếu trên sàn chứng khoán TP.HCM (HOSE) từ năm 2011, MBBank chung số phận với nhóm cổ phiếu ngân hàng không có sự tăng trưởng vượt bậc, nếu so với những lĩnh vực khác như bất động sản, chứng khoán, sản xuất…

Nhưng từ đầu năm 2017 đến nay, cổ phiếu ngân hàng đã có sự tăng trưởng nhanh. Giá cổ phiếu của nhà băng quân đội cũng tăng mạnh, hiện được giao dịch ở mức 21.350 đồng/cổ phiếu. Điều này đồng nghĩa với việc vốn hóa thị trường của nhà băng quân đội đạt xấp xỉ 36.500 tỷ đồng.

Biến động thị giá cổ phiếu MBBank trong 6 tháng gần đây. Đồ họa:VNDIRECT.

Cổ phiếu MBB thuộc nhóm cổ phiếu ngân hàng có thanh khoản tốt nhất hiện nay. Trung bình mỗi phiên đều có 2-3 triệu cổ phiếu MBB khớp lệnh giao dịch.

Theo đánh giá của các chuyên gia tài chính, đây là cổ phiếu thuộc nhóm ổn định nhất trong nhóm các ngân hàng, vì sự ổn định về hoạt động kinh doanh, uy tín cũng như thương hiệu nhà băng.

Tuy nhiên, khoảng 2 năm trở lại đây, trong khi các ngân hàng TMCP khác phát triển rất nhanh thì MBBank hầu như chỉ đi ngang. Kết quả lợi nhuận của nhà băng quân đội đang bị những đối thủ nhỏ hơn như VPBank, Techcombank bỏ lại.

Các cổ đông lớn hiện nay của MBBank phần lớn là các công ty quân đội bao gồm Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) (15,79% vốn điều lệ), Tổng Công ty trực thăng Việt Nam (8,39%), và Công ty TNHH MTV Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn (hơn 8%). Hai cổ đông khác là SCIC (10,53%) và Vietcombank (7,5%).

Tổng Công ty 36 - G36

Hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, bất động sản, Tổng Công ty 36 là đơn vị đầu tiên trong số các tập đoàn, tổng công ty trực thuộc Bộ Quốc phòng cổ phần hóa. Hiện nay, G36 là một trong những doanh nghiệp xây dựng hàng đầu của quân đội.

Cổ phiếu của Tổng Công ty 36 có thanh khoản rất thấp trên sàn chứng khoán. Đồ họa:VNDIRECT.

Thành lập từ tháng 8/2011, tiền thân là Công ty Đầu tư Xây lắp và Thương mại 36. Đến tháng 4/2016, G36 tiến hành chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) với giá bán bình quân 15.102 đồng/cổ phiếu. Kết thúc phiên IPO, đã có tổng cộng 15,72 triệu cổ phiếu của công ty này được đăng ký mua, gấp 3,7 lần số lượng đăng ký bán.

Cuối năm 2016 vừa qua, hơn 43 triệu cổ phiếu G36 đã được tổng công ty niêm yết trên sàn UPCoM với giá tham chiếu 10.500 đồng/cổ phiếu.

Là doanh nghiệp xây dựng quan trọng của quân đội nhưng cổ phiếu của tổng công ty này lại không được nhà đầu tư đón nhận. Thanh khoản mỗi phiên giao dịch cổ phiếu G36 rất thấp, trung bình chỉ vài nghìn cổ phiếu khớp lệnh mỗi phiên. Thậm chí, nhiều phiên giao dịch không có cổ phiếu G36 nào được mua, bán.

Hiện tại, thị giá của G36 vào khoảng 12.300 đồng/cổ phiếu, tương đương vốn hóa của tổng công ty này chỉ đạt trên 1.200 tỷ đồng.

Kết quả kinh doanh của Tổng Công ty 36 giảm mạnh trong năm 2016 và quý I/2017. Đồ họa:Quang Thắng.

Về kết quả kinh doanh, phần lớn doanh thu của tổng công ty đến từ hoạt động thi công và xây lắp hạ tầng. Ngoài ra sản xuất vật liệu xây dựng, rà phá bom mìn cũng đóng góp 1 phần nhỏ doanh thu.

Năm 2016, Tổng công ty 36 chỉ thu về 2.377 tỷ đồng doanh thu, giảm 37% so với năm 2015, lợi nhuận trước thuế giảm hơn 3 lần chỉ đạt vỏn vẹn 18 tỷ đồng.

Hiện tại, tổng công ty có vốn điều lệ 430 tỷ đồng, tổng tài sản đạt 6.564 tỷ đồng, nhưng gần 6.100 tỷ đồng là nợ phải trả trong đó bao gồm 1.880 tỷ đồng nợ vay tài chính.

Hiện tại, Tổng công ty 36 có 2 nhà đầu tư chiến lược là CTCP Xây lắp và Thương mại Trường Lộc sở hữu 32,91% vốn điều lệ và CTCP Vận tải và Thương mại Anh Quân nắm giữ 9,3% vốn.

Bộ Quốc phòng vẫn nắm 40%, Tổng CTCP bảo hiểm Bưu điện nắm 9,87% và người lao động nắm 7,79%.

QUANG THẮNG (Zing)
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement