Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Tình báo phương Tây giải mã những toan tính của Putin

Phân tích

21/03/2022 17:15

Trong nhiều năm qua, các điệp viên phương Tây đã cố gắng tìm hiểu xem Tổng thống Nga Vladimir Putin có những tính toán gì để từ đó hiểu các ý định của ông. Nhưng việc này không hề đơn giản.
news

Trong bối cảnh quân đội Nga dường như đang sa lầy tại Ukraina, việc tìm hiểu về điều này càng trở nên cần thiết để đoán được Putin sẽ phản ứng ra sao trước sức ép hiện nay.

Hiểu được Putin đang nghĩ gì cũng là điều vô cùng quan trọng nhằm giúp cuộc khủng hoảng không bị leo thang lên nấc nguy hiểm hơn. Quân đội Nga là một trong những lực lượng vũ trang lớn nhất và mạnh nhất thế giới, nhưng điều đó đã không thể hiện rõ trong cuộc xâm lược Ukraina, ít nhất là cho đến nay.

Nhiều nhà phân tích quân sự ở phương Tây đã rất ngạc nhiên về khả năng của Nga trên chiến trường này.

putin-canh-bao-16376597713952089048968.jpg

Toán tính khó đoán của Putin 

Theo nhận định của một quan chức tình báo phương Tây, kế hoạch quân sự ban đầu của Putin có vẻ giống như kế hoạch của một sĩ quan KGB.

Một nhóm nhỏ bí mật đã lên kế hoạch này, với tính bảo mật được đặt lên trên hết. Tuy nhiên, kết quả là sự hỗn loạn. Tướng lĩnh quân đội Nga chưa sẵn sàng, một số binh sĩ Nga qua biên giới Ukraina mà không biết mình sẽ làm gì.

Thông qua các nguồn tin không được đề cập, các điệp viên phương Tây biết nhiều về những kế hoạch này hơn cả những người trong nội bộ lãnh đạo Nga. Thế nhưng, giờ đây họ phải đối mặt với thử thách mới là tìm hiểu xem nhà lãnh đạo Nga sẽ làm gì tiếp theo.

Và điều này không hề dễ dàng. John Sipher, người từng làm việc cho CIA liên quan đến các chiến dịch quân sự của Nga, nhận định: “Thách thức trong việc tìm hiểu bước đi tiếp theo của Điện Kremlin nằm ở chỗ Putin là người duy nhất đưa ra quyết định tại Moskva”.

Và mặc dù quan điểm của Putin đã được nêu rõ thông qua các tuyên bố công khai, nhưng để hiểu ông ta sẽ hành động như thế nào với những tuyên bố này thì lại là một thách thức tình báo không hề dễ dàng.

Giới chức tình báo nói rằng ông Putin tách biệt trong "bong bóng" do chính ông tạo nên, vốn có rất ít thông tin bên ngoài có thể lọt vào.

Adrian Furnham, Giáo sư tâm lý học và là đồng tác giả cuốn sách sắp ra mắt mang tên “Tâm lý học của gián điệp và nghề gián điệp”, nói: “Ông ta là nạn nhân của chính mô hình tuyên truyền của mình, mà theo đó ông chỉ lắng nghe một số lượng người nhất định và ngăn chặn tất cả mọi điều khác. Điều này mang đến cho ông ta cái nhìn lạ lẫm về thế giới”.

screen-shot-2022-03-21-at-17.44.29.png

“Vòng tròn nhỏ” của Putin 

"Vòng tròn" mà Putin nói chuyện không bao giờ rộng, nhưng đối với quyết định xâm lược Ukraina thì thậm chí vòng tròn này chỉ giới hạn ở một số người.

Giới chức tình báo phương Tây tin rằng tất cả những người này đều là “những người có lòng tin thật sự”, cùng chia sẻ chung tư duy và những ám ảnh của Putin.

Có thể thấy "vòng tròn" của Putin nhỏ như thế nào khi ông có màn trao đổi gay gắt với Sergei Naryshkin, Giám đốc Cơ quan tình báo Nga, trong cuộc họp an ninh quốc gia trước ngày Nga tấn công Ukraina, điều này dường như đã khiến ông Sergei cảm thấy bị hạ bệ.

Vài giờ sau, ông Putin đã có bài phát biểu dài, thể hiện là một người đang giận dữ và ám ảnh về Ukraina và phương Tây. Thế nhưng, mối quan ngại là thông tin đáng tin cậy vẫn có thể không thể đến được "vòng tròn khép kín" của Putin.

Trước khi cuộc tấn công Ukraina diễn ra, các cơ quan tình báo của Nga đã chần chừ trong việc nói những điều mà Putin không muốn nghe, đưa ra những ước tính màu hồng về diễn tiến của cuộc tấn công.

Tuần này, một quan chức phương Tây nói rằng Putin có thể không có những phân tích về tình hình bất lợi của quân đội Nga như giới tình báo phương Tây có được. Điều này dẫn đến quan ngại rằng ông có thể phản ứng như thế nào khi phải đối mặt với tình hình xấu đi đối với phía Nga tại Ukraina.

1548466493666.jpg

Tổng thống Nga có bị “điên”?

Những người từng quan sát Putin nói rằng nhà lãnh đạo Nga bị thôi thúc bởi mong muốn vượt qua nỗi ô nhục về sự yếu kém của Nga vào những năm 1990 cùng với cáo buộc rằng phương Tây có ý đồ hạ bệ nước Nga và lật đổ ông ta.

Một người từng gặp ông Putin nhớ lại nỗi ám ảnh của ông ấy khi xem các video về cựu lãnh đạo Libya, Đại tá Gaddafi, bị giết chết sau khi bị lật đổ năm 2011.

Khi được hỏi về đánh giá tình trạng tinh thần của Putin, Giám đốc CIA William Burns cho biết Putin đã “nung nấu một hỗn hợp có thể bùng cháy bất kỳ lúc nào, gồm sự đau khổ và tham vọng trong nhiều năm qua” và mô tả quan điểm của Putin là “cứng rắn” và rằng ông ấy “rất tách biệt” với những quan điểm khác.

Liệu Tổng thống Nga có bị điên không? Đây là câu hỏi mà nhiều người tại phương Tây đã đặt ra. Thế nhưng, ít chuyên gia xem trọng ý kiến này. Một nhà tâm lý học chuyên về lĩnh vực này nói rằng sẽ là sai lầm nếu đặt ra giả thuyết khi không hiểu lý do Nga xâm lược Ukraina và cho rằng người đưa ra quyết định đó bị “điên”.

CIA có một đội ngũ thực hiện “phân tích lãnh đạo” đối với những người đưa ra quyết định ở nước ngoài, và sử dụng một nguyên tắc truyền thống đã dùng để hiểu Hitler. Họ đã nghiên cứu tiểu sử, mối quan hệ, sức khỏe, sử dụng thông tin tình báo mật.

Một nguồn tin khác là từ người có tiếp xúc trực tiếp với những lãnh đạo này. Có thông tin cho biết năm 2014, Thủ tướng Đức khi đó là bà Angela Merkel đã nói với Tổng thống Mỹ khi đó là ông Barack Obama rằng ông Putin đang sống “trong một thế giới khác”.

Trong khi đó, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron lúc ngồi với ông Putin gần đây được cho là đã phát hiện ra rằng nhà lãnh đạo Nga “khắt khe, cô lập hơn” so với những cuộc gặp trước đây.

Có phải điều gì đó đã thay đổi? Một số người suy đoán, mà không có nhiều bằng chứng, rằng sức khỏe của ông kém, bị ảnh hưởng bởi tác dụng phụ của thuốc.

Số khác thì chỉ ra những tác nhân tâm lý như thời gian của ông đang cạn dần để thực thi điều mà ông xem là định mệnh của mình trong việc bảo vệ nước Nga và phục hồi sự vĩ đại của quốc gia.

screen-shot-2022-03-21-at-17.48.19.png

Có thể thấy Putin đã cách ly mình với người khác trong suốt thời gian đại dịch COVID-19, và điều này có thể đã có tác động đến ông về mặt tâm lý.

Ken Dekleva - cựu bác sĩ của chính phủ và từng là một nhà ngoại giao Mỹ, hiện là nghiên cứu cấp cao tại Quỹ George HW Bush vì quan hệ Mỹ-Trung - nhận xét: “Putin có thể không bị bệnh tâm thần, và ông ta cũng không thay đổi, mặc dù ông ta có vội vã hơn và có thể tách biệt hơn trong những năm gần đây”.

Ông Putin từng kể lại câu chuyện ông đuổi bắt một con chuột khi còn nhỏ. Khi ông dồn con chuột đến góc tường thì con chuột ấy phản ứng bằng cách tấn công ông, khiến ông phải bỏ chạy.

Câu hỏi đặt ra cho giới hoạch định chính sách phương Tây là liệu Putin có đang bị dồn vào chân tường hay không? Cũng có mối quan ngại rằng ông ta có thể sử dụng vũ khí hóa học hoặc thậm chí vũ khí hạt nhân chiến lược.

Chính Putin cũng tự mình tạo nên cảm nhận rằng ông ta nguy hiểm và thậm chí phi lý - đây là một chiêu thức phổ biến, thường được gọi là "Thuyết người điên”, theo đó người có vũ khí hạt nhân sẽ tìm cách khiến kẻ thù chùn bước bằng cách thể hiện rằng ông ta đủ điên để sử dụng chúng bất chấp khả năng là tất cả cùng chết.

Đối với giới tình báo và các nhà làm chính sách phương Tây, việc hiểu ý đồ và tư duy của Putin là quan trọng nhất. Việc phán đoán phản ứng của ông ta có ý nghĩa sống còn trong việc tìm cách không để ông ta kích hoạt một phản ứng nguy hiểm.

Ken Dekleva nói: “Putin không cho phép ông ta thất bại hay yếu kém. Ông ta ghét những điều này. Một Putin yếu kém, bị dồn vào chân tường là một Putin nguy hiểm hơn. Đôi khi nên để một con gấu chạy khỏi chuồng và trở về rừng”.

(Nguồn: TTXVN/BBC)

CHẤN HƯNG
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ