17/07/2017 04:07
Tin nổi không, ban đầu giày cao gót lại làm ra cho đàn ông
Đối với nhiều người trong chúng ta, trong đầu luôn mặc định một điều, giày cao gót được làm ra cho nữ giới. Thế nhưng ít ai biết rằng, ngay từ lúc mới ra đời chúng được thiết kế dành cho…đàn ông.
Theo các nhà khoa học,giày dép là một phát minh vĩ đại, được khởi nguồn từ khoảng năm 40.000 đến 26.000 trước công nguyên giúp chân tránh bị lạnh hoặc tổn thương. Bằng chứng là độ dày xương ngón chân của con người trong thời gian này giảm xuống đáng kể, vì khi chân được bao bọc tốt hơn dẫn tới xương kém phát triển so với đi chân trần.
Giày cao gót ban đầu được dành cho đàn ông
Theo một số ghi chép cổ, giày cao gót có nguồn gốc từ Ba Tư vào thế kỷ thứ 15, khi mà những người lính sử dụng chúng để cưỡi ngựa. Sau đó, những đôi giày cao gót được dân di cư Ba Tư mang sang châu Âu và trở thành một “cơn sốt” cho phái mạnh nơi đây.
Các nhà sử học cho rằng,giày cao gót được tạo ra để giúp việc cưỡi ngựa dễ dàng hơn khi ngồi trên yên cương. Với sự giúp đỡ từ đôi giày, các kỵ sĩ có thể đứng thẳng, vững vàng trên yên và dùng cung tên một cách hiệu quả và chuẩn xác.
Để không bị cho là “kỳ quặc” người ta đã thiết kế ra nhiều đôi giày cao tới 50 cm và chúng thường được giấu dưới những lớp trang phục giày cộm. Có giả thuyết cho rằng nguyên nhân dẫn đến sự ưa chuộng này phải kể đến vuaLouis XIVcủa nước Pháp, bởi vì sinh thời ông chỉ cao 1m63, do đó ông thường đi những đôi giày cao để cải thiện vóc dáng khá “khiêm tốn” của mình.
Sự đoạn tuyệt của đàn ông đối với giày cao gót và sự đón nhận cuồng nhiệt của phái nữ
Đến thế kỷ thứ XVII lĩnh vực thời trang nói chung đã có sự “chuyển mình” rõ rệt và giày cao gót cũng có sự phân hóa rõ ràng giữa nam và nữ.
Thay vì ăn mặc rườm rà có quá nhiều phụ kiện như trước đây, giới quý tộc châu Âu đã bắt đầu đơn giản hóa trang phục. Họ bắt đầu từ bỏ những phụ kiện rườm rà và diện những bộ phục trang thanh lịch, tao nhã.
Cho đến giữa thế kỷ 18, nam giới đã hoàn toàn đoạn tuyệt hoàn toàn với giày cao gót. Từ lúc ấy, giày cao gót trở bắt đầu thành một phần không thể thiếu để tăng thêm vẻsexy, gợi cảm của phái nữ.
Trong suốt thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, chân của phụ nữ luôn ẩn dưới chiếc váy dài nên phong cách giày không được quan tâm nhiều. Đếnnhững năm 1920, thời trang Flapper dành cho những phụ nữ trẻ, yêu lối sống tự do, phóng túng trỗi dậy với kiểu trang điểm đậm, tóc bob, đội mũ chuông, mặc váy ngắn ngang gối, đã làm thổi bùng ngành sản xuất giày dép. Loại phụ kiện này bắt đầu được sản xuất hàng loạt, trở thành một mặt hàng thời trang dành cho tầng lớp trung lưu. Tuy nhiên lúc này,giày có đế khoảng 2-3 cm.
Nhữngnăm 1930,giày gót nhọn ra đờinhưng phải đến khoảng thập niên 50 mới trở nên phổ biến. Gót giày trở nên mảnh mai hơn, thon nhọn dần về phía dưới. Năm 1970, giày platform ra đời, đây là loại giày có đế dày và chắn chắn, chiều cao khoảng 10 cm.
Trong những năm 1950, hai thợ giày Salvatore Ferragamo (người Italy) và Roger Vivier (người Pháp) đã chora đời các thiết kế giày cao gót kiêu sa.Ngay lập tức, chúng trở thành"cơn sốt" của phái đẹp và trở thành biểu tượng kiêu sa của sắc đẹp phụ nữ.
Đến ngày nay giày cao gót vẫn là nguồn cảm hứng sáng tạo của các nhà thiết kế.Chúng ngày càng được hoàn thiện, trau chuốt về kiểu dáng, họa tiết, chất liệu... có tác dụng đắc lực cho hầu hết phụ nữ để trở nên yêu kiều duyên dáng hơn trên sàn diễn thời trang cũng như trong cuộc sống thường ngày.
Advertisement
Advertisement