Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Tìm thấy tờ tiền 700 năm tuổi trong bức tượng La Hán bằng gỗ

Tài chính

09/02/2017 10:14

Các chuyên gia cổ vật cho biết đây là lần đầu tiên họ tìm thấy tiền giấy có niên đại hơn 700 năm, trong một bức tượng gỗ cổ của Trung Quốc.

Khi kiểm tra một tác phẩm điêu khắc của Phật giáo có từ thế kỷ 14,Ray Tregaskis - người đứng đầu về nghệ thuật châu Á tại nhà đấu giá Mossgreen tại Australia - đã tìm thấy một mảnh giấy nhàu nát ẩn bên trong phần đầu của bức tượng.

Sau khi xác minh, người đàn ông này nhận định nó là một tờ tiền thuộc nhà Minh và có niên đại khoảng 700 năm - một trong những tờ tiền xuất hiện sớm nhất tại Trung Quốc.

"Đây là lần đầu tiên chúng tôi phát hiện ra tiền giấy trong một tác phẩm điêu khắc bằng gỗ thuộc Phật giáo. Chúng tôi rất ngạc nhiên, và sau khi dịch những ký tự trên tờ tiền, chúng tôi rất phấn khích", ông chia sẻ.

Tờ tiền cổ và bức tượng điêu khắc đã được bán như một phần của buổi đấu giá Raphy Star Collection of Important Asian Art tại thành phố Sydney, Australia với mức giá 35.806 USD. Ảnh:Mossgreen Auctions.

Tác phẩm điêu khắc Phật giáo cổ xưa là một kho báu, song tờ tiền này là một phát hiện độc đáo.

“Chúng ta thường tìm thấy những vật như bùa, di vật, ngũ cốc hay đá quý bên trong các bức tượng tu sĩ hoặc lạt ma bằng đồng mạ vàng. Tuy nhiên, tìm ra tiền bên trong một tác phẩm điêu khắc bằng gỗ là điều chúng tôi chưa từng nghe thấy”, Luke Guan, một chuyên gia nghệ thuật châu Á tại Mossgreen, nói.

Tuy không thể xác định chắc chắn có bao nhiêu tiền giấu trong bức tượng này nhưng nhờ vào thời gian in trên tờ tiền, các chuyên gia của Mossgreen có thể xác minh độ tuổi của tác phẩm điêu khắc và hiểu rõ hơn về lịch sử của nó.

Tác phẩm này có thể là một phần trong bộ tượng, từ 16 đến 500 bức, được thờ phụng bên trong một ngôi chùa.

Một số chuyên gia phỏng đoán một người bảo trợ đã nhét tờ tiền này vào bên trong khi sửa chữa tượng - khoảng 40-50 năm sau khi tác phẩm hoàn thành lần đầu. Thời điểm này là khoảng thế kỷ 14, bởi cả tượng và tiền đều mang phong cách thời kỳ Minh Thái Tổ, tức Vũ Hồng Đến, của Trung Quốc.

Minh Thái Tổ là hoàng đế đầu tiên của triều đại nhà Minh - thời kỳ thịnh vượng, thúc đẩy thương mại quốc tế và dân số mạnh mẽ. Trong thời gian này, Trung Quốc thay thế tiền tệ truyền thống làm bằng vàng và bạc, bằng tiền giấy.

Tờ tiền được xác nhận bởi hoàng đế với 3 dấu đỏ cùng dòng chữ: “Được ủy quyền bởi Hộ Bộ, tờ tiền này có giá trị tương đương tiền xu. Những người sử dụng tiền giả sẽ bị chém đầu, người phát hiện sẽ được thưởng 250 liang bạc cùng toàn bộ tài sản của kẻ phạm tội. Năm Hồng Vũ Đế thứ 3”.

Một guan tiền giấy là tờ tiền có mệnh giá cao nhất tại thời điểm đó, tương đương với một liang bạc – trị giá khoảng 98 USD. Nếu tính riêng, giá trị đấu giá ngày nay của nó tương đương khoảng 2.000 USD đến 4.000 USD.

Bên cạnh giá trị vốn có, tiền giấy còn mang theo cái nhìn sâu sắc vào thời kỳ đầu nhà Minh.

Vào thời điểm này, tiền giấy Trung Quốc được làm thủ công từ vỏ cây dâu tằm và sử dụng bản khắc gỗ để in – một công nghệ đóng vai trò quan trọng trong lịch sử quốc gia này, giúp người Trung Quốc phổ biến thông tin, nghệ thuật và văn học.

Theo KIM NGÂN (Zing)
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement