Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Tìm nguồn vốn hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi sau dịch COVID-19

Chính sách - Hạ tầng

04/07/2020 17:44

Sau ảnh hưởng của dịch COVID-19, nhiều doanh nghiệp đang gặp khó khăn về việc huy động nguồn vốn để phục hồi, sản xuất kinh doanh.

Trong bối cảnh đó, các chính sách hỗ trợ của Chính phủ chỉ mang tính “cấp cứu” tạm thời, trong khi đó các ngân hàng thương mại chính là đối tác đồng hành cùng doanh nghiệp trong suốt quá trình hoạt động và hỗ trợ hiệu quả cho doanh nghiệp phục hồi sau dịch COVID-19.

Đây là phát biểu của ông Chu Tiến Dũng, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp TP. Hồ Chí Minh (HUBA) tại chương trình Cafe Doanh nhân chủ đề “Nguồn vốn và thanh toán hiện đại” do HUBA tổ chức ngày 4/7.

Theo ông Chu Tiến Dũng, sau giai đoạn giãn cách xã hội để kiểm soát dịch bệnh, đến nay, hầu hết doanh nghiệp đã quay lại guồng hoạt động sản xuất, kinh doanh; trong đó nhiều doanh nghiệp đang phát triển tốt và có kế hoạch tăng trưởng, tập trung nhiều ở khối sản xuất lương thực thực phẩm, hàng thiết yếu.

Những kết quả đó có sự hỗ trợ, tiếp sức từ phía Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước và cả hệ thống ngân hàng thương mại trong việc hỗ trợ, giảm, giãn nộp thuế, khoanh nợ, cơ cấu khoản vay và cho vay tín chấp...

“Ngân hàng là mạch máu của cơ thể nền kinh tế, ngân hàng và doanh nghiệp gắn kết như răng với môi. Khi dịch COVID-19 ảnh hưởng tiêu cực đến kinh tế, mà cụ thể là từng doanh nghiệp, Chính phủ đã kịp thời ban hành các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, Ngân hàng Nhà nước là tổ chức đầu tiên của Chính phủ ban hành thông về các giải pháp đồng hành cùng doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn. Một loạt ngân hàng thương mai cũng triển khai các gói giảm lãi suất để hỗ trợ doanh nghiệp lâu dài và phát triển bên vững”, ông Chu Tiến Dũng phân tích.

Nhiều doanh nghiệp phải cắt giảm lao động vì ảnh hưởng từ dịch COVID-19.
Nhiều doanh nghiệp phải cắt giảm lao động vì ảnh hưởng từ dịch COVID-19.

Ông Nguyễn Đức Lệnh, Trưởng phòng Tổng hợp, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh, thông tin: Để hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành chính sách cơ cấu lại nợ và áp dụng trần lãi suất cho vay xuống 5% để giảm áp lực tài chính cho doanh nghiệp.

Hệ thống ngân hàng thương mại trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh đã đồng loạt giảm lãi suất cho vay từ 1-2% so với năm 2019, các ngân hàng cũng đồng thời tổ chức cơ cấu lại nợ cho các doanh nghiệp bị thiệt hại bởi dịch COVID-19.

Đến nay, các ngân hàng trên địa bàn đã hỗ trợ cho 240.000 khách hàng là doanh nghiệp với tổng số tiền hỗ trợ gần 400.000 tỷ đồng.

Hoạt động kết nối ngân hàng-doanh nghiệp cũng thu hút 16 ngân hàng đăng ký gói hỗ trợ 27.000 tỷ đồng, áp dụng trần lãi suất cho vay ưu đãi không quá 5%/năm đối với doanh nghiệp ưu tiên bao gồm doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp xuất khẩu...

Đại diện ngân hàng Sacombank cũng chia sẻ, khó khăn hiện nay của hầu hết doanh nghiệp là thiếu vốn để đầu tư sản xuất, kinh doanh nhưng không có tài sản thế chấp. Ngân hàng luôn xem doanh nghiệp là đối tác đồng hành cùng phát triển nhưng trên hết, ngân hàng thương mại cũng hoạt động như một doanh nghiệp và phải áp dụng các biện pháp quản trị rủi ro.

Cụ thể, khi doanh nghiệp không có tài sản cố định như bất động sản, nhà máy thì ngân hàng phải căn cứ vào các dòng thu, tài sản tại kho của doanh nghiệp để hỗ trợ vay vốn. Với các doanh nghiệp lớn, có thương hiệu thì việc xác định dòng vốn rất dễ nhưng với doanh nghiệp nhỏ, để xác định hỗ trợ vốn được hay không ngân hàng rất cần sự chia sẻ và minh bạch thông tin từ phía doanh nghiệp để đảm bảo lợi ích và sự phát triển bền vững của hai bên.

Theo TTXVN

PV (t/h)
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement