Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Tìm 'khe cửa hẹp' đầu tư thời thương chiến

Chứng khoán

28/04/2025 07:14

Trong bối cảnh căng thẳng thương mại Mỹ - Trung leo thang, các tập đoàn đầu tư hàng đầu đang nhanh chóng điều chỉnh chiến lược đầu tư.

Chiến lược an toàn của các “ông lớn”

Kể từ khi ông Donald Trump công bố chính sách thuế đối ứng vào ngày 2/4, chỉ số MSCI Asia Pacific Consumer Staples đã tăng 5%. Cổ phiếu của các chuỗi siêu thị như Yonghui Superstores (Trung Quốc) và Kobe Bussan (Nhật Bản) đã tăng ít nhất 19%, trong khi nhiều công ty sản xuất đồ uống và sữa tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương cũng ghi nhận mức tăng tích cực.

“Chúng ta đang chứng kiến sự thay đổi trong tư duy của nhà đầu tư, từ việc theo đuổi tăng trưởng toàn cầu và xuất khẩu sang tìm kiếm nơi trú ẩn trong khả năng phục hồi của nhu cầu nội địa”, bà Charu Chanana, Chiến lược gia đầu tư trưởng tại Saxo Markets Singapore, nhận định.

Goldman Sachs đã nâng khuyến nghị tăng tỷ trọng đối với cổ phiếu ngành tiêu dùng thiết yếu châu Á trong báo cáo ngày 6/4. Morgan Stanley cũng đưa ra khuyến nghị tương tự, trong khi JPMorgan Chase&Co. nâng đánh giá cho nhóm cổ phiếu tiêu dùng thiết yếu tại Đông Nam Á.

Tìm 'khe cửa hẹp' đầu tư thời thương chiến- Ảnh 1.

Cổ phiếu ngành hàng tiêu dùng thiết yếu tại châu Á đang thu hút sự quan tâm của các quỹ đầu tư quốc tế

Đặc biệt, Fidelity International đã tận dụng đợt sụt giảm của thị trường chứng khoán Trung Quốc đại lục và Hồng Kông vào ngày 7/4 để tăng cường đầu tư vào cổ phiếu tiêu dùng Trung Quốc và một số cổ phiếu liên quan đến du lịch.

“Chúng tôi ưu tiên cổ phiếu niêm yết tại thị trường Đại lục so với Hồng Kông, vì các cổ phiếu tại Đại lục có thể được hưởng lợi nhiều hơn từ các biện pháp hỗ trợ của chính quyền Bắc Kinh”, ông Terrence Kan, Chiến lược gia danh mục đầu tư khách hàng tại Fidelity International cho biết.

Sự chuyển dịch này đánh dấu một bước ngoặt đáng chú ý cho ngành tiêu dùng thiết yếu, vốn đã trì trệ trong nhiều năm qua khi làn sóng AI đẩy cổ phiếu công nghệ lên cao.

Trong khi cổ phiếu tiêu dùng thiết yếu đang thăng hoa, nhóm cổ phiếu tiêu dùng tùy chọn lại đang gặp khó khăn. Chỉ số MSCI châu Á dành cho tiêu dùng tùy chọn đã giảm hơn 5% kể từ ngày 2/4, mức giảm lớn thứ hai trong số các ngành.

Điểm đáng chú ý là chỉ số ngành tiêu dùng thiết yếu dự kiến sẽ mang lại mức tăng trưởng lợi nhuận gấp đôi so với chỉ số MSCI Asia Pacific trong 12 tháng tới. Con số này càng củng cố niềm tin của nhà đầu tư vào khả năng phục hồi của ngành trong điều kiện thị trường đầy thách thức.

Trái phiếu rác châu Á: Thiên đường mới nổi

Song song với xu hướng trên, thị trường trái phiếu lợi suất cao (trái phiếu rác) châu Á cũng đang trở thành điểm đến hấp dẫn trong bối cảnh căng thẳng thương mại. Theo dữ liệu từ Bloomberg, trong tuần trước nữa, nhóm trái phiếu này đã mang lại lợi nhuận 1,7% - mức cao nhất kể từ tháng 6/2023.

Động lực chính thúc đẩy thị trường trái phiếu rác châu Á là bình luận của Tổng thống Mỹ Donald Trump rằng thuế quan cuối cùng đối với Trung Quốc “sẽ giảm đáng kể”, mở ra cơ hội hạ nhiệt căng thẳng thương mại.

Lý do khiến trái phiếu rác châu Á trở nên hấp dẫn là vì hầu hết các tổ chức phát hành tập trung vào thị trường nội địa, thay vì thương mại quốc tế, giúp họ ít bị ảnh hưởng bởi thuế suất cao của chính quyền Tổng thống Trump. Tuy nhiên, các chuyên gia cũng lưu ý rằng thị trường này vẫn dễ bị tổn thương bởi những biến động trong tâm lý nhà đầu tư.

Theo giới phân tích, sự chuyển dịch sang cổ phiếu tiêu dùng thiết yếu và trái phiếu châu Á còn được thúc đẩy bởi các chính sách kích thích kinh tế của các nước trong khu vực. Chính quyền Trung Quốc đã công bố 48 biện pháp nhằm mở rộng chi tiêu hộ gia đình. Hàn Quốc cũng tăng kế hoạch ngân sách bổ sung lên 12.000 tỷ won (8,4 tỷ USD). Tại Ấn Độ, dự báo về một mùa gió mùa tốt được kỳ vọng sẽ cải thiện nhu cầu tiêu dùng ở khu vực nông thôn nước này.

Ông Nick Twidale, Trưởng nhóm phân tích thị trường tại AT Global Markets (Sydney Australia) dự báo, nhóm cổ phiếu hàng tiêu dùng thiết yếu sẽ vẫn là trọng tâm cho nhà đầu tư trong điều kiện hiện tại.

Trong khi đó, ông James Thom từ Aberdeen Investments cảnh báo rằng, một rủi ro đối với cổ phiếu tiêu dùng thiết yếu có thể là sự bùng phát lạm phát, điều này có thể làm giảm sức hấp dẫn của ngành.

ANH QUÝ
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement