Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Tiếng Việt là một trong 19 ngôn ngữ nói nhiều nhất ở Mỹ

Du lịch & Ẩm thực

26/07/2019 12:23

Thật ngạc nhiên, tiếng Việt Nam là ngôn ngữ được nói nhiều thứ ba trong top 19 và được sử dụng trên 6 bang ở Mỹ.

Hằng năm, Cục điều tra dân số của Mỹ sẽ khảo sát một triệu người dân những thông tin cơ bản xoay quanh cuộc sống của họ. Trong đó, họ phải trả lời thứ tiếng nào họ dùng để nói chuyện ở nhà. Qua thông tin của cuộc khảo sát, tiếng Đức là ngôn ngữ được sử dụng nhiều nhất, không tính tiếng Anh và tiếng Tây Ban Nha. Một điều ngạc nhiên, tiếng Việt Nam là ngôn ngữ được nói nhiều thứ ba trong top 19 và được sử dụng trên 6 bang ở Mỹ, theo Businessinsider

1. Tiếng Đức

  Khu chợ buôn bán người Đức năm 1898. Nguồn: Education Images.

Khu chợ buôn bán người Đức năm 1898. Nguồn: Education Images.

Trải dài trên 9 bang từ Idaho, Montana, Bắc Dakota, Wyoming, Colorado, Ohio, Indiana, Kentucky, Nam Carolina. Sau người Anh, thì chính người dân Đức cũng đã góp phần tạo nên nước Mỹ của ngày nay. Hiện nay có tới 50 triệu dân Mỹ đều có nguồn gốc từ Đức. Nên, vị trí số một cho bảng xếp hạng mức độ phổ biến của ngôn ngữ tại quốc gia cờ hoa hiển nhiên sẽ gọi tên tiếng Đức.

2. Tiếng Pháp

  Nhà hàng Pháp tại New Orleans Quarter. Nguồn: Tim Graham.

Nhà hàng Pháp tại New Orleans Quarter. Nguồn: Tim Graham.

Với 1,1 triệu người nói ở các bang Louisiana, phía Bắc Carolina, Maryland, Maine, Vermont, New Hampshire.

3. Tiếng Việt Nam

  Ảnh: Buyenlarge.

Ảnh: Buyenlarge.

Tuy dân số Việt Nam tại Mỹ không cao bằng Trung Quốc, nhưng tiếng Việt Nam là ngôn ngữ không chính thức được sử nhiều thứ 3 tại đây với hơn 1,5 triệu người. Vươn dài ở sáu tiểu bang Texas, Oklahoma, Oregon, Kansas, Iowa, Mississippi.

Sau năm 1975, người Việt Nam nhập cư vào Mỹ dần trở nên nhiều hơn. Hiện nay, hầu hết người Việt tại Mỹ chủ yếu sống ở California và Texas. Nếu bạn là người Việt, thì chúc mừng vì khi sang bên những bang này ở Mỹ, tiếng Việt Nam được sử dụng rộng rãi từ trong nhà đến ngoài phố.

4. Tiếng Trung Quốc

  Chợ hải sản Chinatown. Ảnh: Christian Science Monitor.

Chợ hải sản Chinatown. Ảnh: Christian Science Monitor.

Chiếm 1/3 dân số thế giới nên tiếng Trung Quốc chiếm hơn 2 triệu người biết ở Mỹ là điều không bất ngờ. Tập trung chủ yếu ở những thành phố và bang lớn có thể kể tới như New York, Washington, Arkansas, Missouri, Utah.

5. Tiếng Bồ Đào Nha

  Một nhóm người đàn ông Bồ Đào Nha ăn mừng lễ hội tại Cambridge, Massachusetts. Ảnh: Boston Globe.

Một nhóm người đàn ông Bồ Đào Nha ăn mừng lễ hội tại Cambridge, Massachusetts. Ảnh: Boston Globe.

Khoảng 763,340 nghìn người tại 3 bang Massachusetts, Connecticut và đảo Rhode có thể nói trôi chảy tiếng Bồ Đào Nha.

6. Tiếng Hàn Quốc

  Người Hàn Quốc và người Mỹ cùng nhau coi trận đấu Olympics tại Arlington, Virginia. Ảnh: Washington Post

Người Hàn Quốc và người Mỹ cùng nhau coi trận đấu Olympics tại Arlington, Virginia. Ảnh: Washington Post

Ước tính có khoảng hơn 1,1 triệu người ở các tiểu bang Virginia, Alabama và Georgia. Nam Hàn Quốc được xem là 1 trong 15 nước có lượng nhập cư lớn nhất nước Mỹ.

7. Tiếng Ả Rập

  Người Ả Rập sống tại Mỹ đi cầu nguyện vào thứ 6 tại Bloomfield Hills, Michigan. Ảnh: Robert Nickelsberg.

Người Ả Rập sống tại Mỹ đi cầu nguyện vào thứ 6 tại Bloomfield Hills, Michigan. Ảnh: Robert Nickelsberg.

Có tới tận 3 tiểu bang biết tới thứ tiếng có nguồn gốc từ Tây Á này: miền Tây Virginia, Tennessee, Michigan, California. Hiện Michigan có 100 nghìn người nói tiếng Ả Rập, xếp sau California với hơn 150 nghìn người.

8. Tiếng Navajo

  Những người vũ công Navajo trong bộ trang phục truyền thống tham gia lễ hội ở bảo tàng nghệ thuật Ấn Độ tại New Mexico. Ảnh: Robert Alexander.

Những người vũ công Navajo trong bộ trang phục truyền thống tham gia lễ hội ở bảo tàng nghệ thuật Ấn Độ tại New Mexico. Ảnh: Robert Alexander.

Tiếng Navajo được sử dụng chủ yếu ở New Mexico và Arizona,  nên vùng đất họ sống có diện tích hơn 27 nghìn mét vuông – được xem là vùng lãnh thỗ lớn nhất Mỹ. Có hơn 300.460 người ở vùng đất này những chi hơn nửa số đó có thể nói nhuần nhuyễn tiếng Navajo.

9. Tiếng Hati

  Người dân Hati đi diễu hành kỉ niệm năm thứ 8 sau trận động đất từ năm 2010 tại Miami, Florida. Ảnh: Joe Raedle.

Người dân Hati đi diễu hành kỉ niệm năm thứ 8 sau trận động đất từ năm 2010 tại Miami, Florida. Ảnh: Joe Raedle.

Tiếng Pháp có hai loại, một là tiếng Pháp thuần hai là tiếng Pháp Haitian Creole (Hatian Creole là tiếng Pháp của người Hati vào thế kỉ 18, chịu ảnh hưởng từ nhiều thứ tiếng khác như Bồ Đào Nha, Mỹ và Tây Phi). Tiểu bang nơi có nhiều người nói ngôn ngữ này nhiều nhất tại nhà là Florida và Delaware. Người Mỹ Haitian là một cách gọi khác cho người Mỹ gốc Hati, họ sống nhiều tịa Tampa và bang Orlando.

10. Tiếng Tagalog (Phillippines)

  Hiện có hơn 4 triệu người Mỹ gốc Philippin sinh sống và học tập tại Mỹ. Ảnh: Marvi Lacar.

Hiện có hơn 4 triệu người Mỹ gốc Philippin sinh sống và học tập tại Mỹ. Ảnh: Marvi Lacar.

Tiểu bang nơi có nhiều hơn 1,7 triệu người nói loại ngôn ngữ này có thể kể tới trong danh sách là hai bang lớn Califonia và Nevada. Người Philippines bắt đầu qua Mỹ từ thế kỉ 19, nhưng phải tới 1960 thì hàng ngàn những người trí thức Philippin mới qua làm việc và phát triển loại tiếng này.

11. Tiếng Ba Lan

  Người Ba Lan và ngừoi Mỹ ăn mừng chiến thắng trên sân vận động Chicago. Ảnh: Jonathan Daniel.

Người Ba Lan và ngừoi Mỹ ăn mừng chiến thắng trên sân vận động Chicago. Ảnh: Jonathan Daniel.

Ba Lan là ngôn ngữ với hơn nửa triệu dân số Mỹ sử dụng, tập trung chủ yếu ở Chicago – thành phố đông dân thứ 3 tại Mỹ với 185 nghìn người nói tiếng Ba Lan. Còn lại thì đang sống rộng rãi tại New York và các khu vực khác.

12. Ngôn ngữ Đức Pennsylvania

  Người đàn ông Amish cho bò ăn. Ảnh: Chris Hondros.

Người đàn ông Amish cho bò ăn. Ảnh: Chris Hondros.

Đây là ngôn ngữ được nói nhiều bởi người Amish ở vùng Pennsylvania, đặc biệt là thành phố Lancaster với 179,336 người sử dụng. Người Amish trốn tránh hầu hết các sản phẩm công nghệ nên họ chỉ phát triển sau thế kỉ 19. Ngoài tiếng Anh, họ còn sử dụng tiếng Đức Pennsylvania “hay còn gọi là tiếng Đức địa phương” vì sở dĩ, Amish là dòng dõi con cháu của người Đức.

13. Tiếng Nê-Pan

  Học sinh Nê-Pan tại trường đại học Howard, thủ đô Washington. Ảnh: The Washington Post.

Học sinh Nê-Pan tại trường đại học Howard, thủ đô Washington. Ảnh: The Washington Post.

Với thống kê có 202.000 người tại Mỹ biết nói tiếng Nê-Pan ở tiểu bang Nebreska trong cuộc di cư của một nhóm người dân từ nước Cộng hoà Dân chủ Liên bang Nepal tới Mỹ.

14. Tiếng Hmong

  Trẻ em H’mông ăn mừng năm mới tại Milwaukee, Wisconsin. Ảnh: Darren Hauck.

Trẻ em H’mông ăn mừng năm mới tại Milwaukee, Wisconsin. Ảnh: Darren Hauck.

Đúng vậy, Hmong thực chất là H’mông – một dân tộc thiểu số có nguồn gốc từ 3 nước Đông Nam Á quen thuộc: Trung Quốc, Lào và Việt Nam. Tuy vậy, H’mông lại là ngôn ngữ có liên hệ với tiếng địa phương bang Wisconsin, phần lớn người H’mông sống tập trung trung tâm Minnesota.

15. Tiếng Ilocano

  Phụ nữ Ilocano trong bộ trang phục truyền thống của người Philippin. Ảnh: Wikimedia Commons.

Phụ nữ Ilocano trong bộ trang phục truyền thống của người Philippin. Ảnh: Wikimedia Commons.

Có hơn 85% người Philippin ở Hawaii sử dụng, nên không khó để đoán nguồn gốc của ngôn ngữ này. Tiếng Ilocano được du nhập vào Mỹ năm 1906 với cách thức là những người nhập cư Philippin tới Hawaii.

16. Tiếng Gujarati

  Một thị trấn Ấn Độ thu nhỏ tại New Jersey. Ảnh: Wikimedia Commons.

Một thị trấn Ấn Độ thu nhỏ tại New Jersey. Ảnh: Wikimedia Commons.

Tiếng Gujarati là ngôn ngữ Ấn Độ phổ biến nhất ở New Jersey. Dân số ban đầu đến từ bang Gujarat phía tây Ấn Độ. Ở Ấn Độ, có khoảng 55 triệu người nói tiếng Gujarati bản địa.

17. Ngôn ngữ Dakota, Lakota, Nakota, Sioux

  Những vũ công tới từ Sioux Lakota ăn mừng lễ hội Powwow. Ảnh: Andrew Lichtenstein.

Những vũ công tới từ Sioux Lakota ăn mừng lễ hội Powwow. Ảnh: Andrew Lichtenstein.

Ngôn ngữ được có 17.023 người biết tới nhưng một trong số đó thì đang trên bờ vực bị lãng quên. Ví dụ bộ lạc Dakota có khoảng 20 nghìn người nhưng chỉ có 290 người trong số đó có thể nói trôi chảy ngôn ngữ của họ.

18. Tiếng Somali

  Học sinh tiêu biểu Ilhan Omar, người sống ở tiểu bang Mogadishu, Somalia và gia đình của cô ấy. Ảnh: Stephen Maturen.

Học sinh tiêu biểu Ilhan Omar, người sống ở tiểu bang Mogadishu, Somalia và gia đình của cô ấy. Ảnh: Stephen Maturen.

Tiếng Somali được nói nhiều nhất ở bang Minnesota ước tính khoảng 160.940 người biết thứ tiếng này ở tiểu bang Minneapolis, Minnesota.

19. Tiếng Aleut-Eskimo

  Một vũ công Al Alutiiq trong bột trang phục truyền thống. Ảnh: Wikimedia Commons.

Một vũ công Al Alutiiq trong bột trang phục truyền thống. Ảnh: Wikimedia Commons.

Đứng cuối danh sách là ngôn ngữ có nguồn gốc từ Alaska, miền bắc Canada và một phần người Greenland. Những người này tin rằng, ngôn ngữ Aleut-Eskimo đã có mặt từ 4.000 năm trước nhưng nó không có liên quan tới bất kì ngôn ngữ được nói bởi người Mỹ bản xứ hiện nay.

NGỌC CHÂU
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement