Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Tiền kỹ thuật số quốc gia: Thận trọng là cần thiết

Ngân hàng

03/11/2021 16:19

Dù thừa nhận tiền kỹ thuật số quốc gia sẽ thúc đẩy phát triển các mô hình kinh doanh số, thúc đẩy thanh toán không tiền mặt.

Phù hợp với xu hướng số hóa

Chính phủ vừa ban hành Quyết định 1813/QĐ-TTg về phê duyệt đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2021-2025. Theo đó, NHNN được Chính phủ giao chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan nghiên cứu, đề xuất cơ chế, chính sách về tiền kỹ thuật số quốc gia.

Theo TS. Cấn Văn Lực, Giám đốc Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV, ở thời điểm hiện tại có khoảng 13 quốc gia trên thế giới bày tỏ quan điểm ủng hộ tích cực hoặc xem xét thận trọng đối với việc triển khai phát hành tiền kỹ thuật số Ngân hàng Trung ương (Central Bank Digital Currency - CBDC).

Trong nhóm nước phát triển, Thụy Điển và Pháp là những quốc gia ủng hộ khá tích cực đối với triển khai tiền kỹ thuật số. Trong khi đó, ở nhóm các nước mới nổi, Trung Quốc hiện là quốc gia tiên phong trong việc phát hành thử nghiệm tiền kỹ thuật số với đồng Nhân dân tệ điện tử (DCEP) thí điểm tại 4 thành phố là Thâm Quyến, Thành Đô, Tô Châu và Bảo Định từ tháng 5/2020.

i-ndh-vn_5722-a1-copy-1635928652-9466-1635928804(1).jpg
Tiền kỹ thuật số quốc gia: Thận trọng là cần thiết.

Theo ông Lực, việc triển khai tiền kỹ thuật số sẽ giúp tạo ra nhiều ích lợi. Cụ thể, tiền điện tử sẽ có độ an toàn, tin cậy và bảo mật cao nhờ công nghệ chuỗi khối (blockchain) có thể truy xuất lịch sử giao dịch. Khi đưa vào sử dụng sẽ góp phần tạo ra cuộc cách mạng toàn cầu về thanh toán vì các giao dịch sẽ được thực hiện đơn giản, nhanh chóng, chi phí thấp và không bị giới hạn bởi không gian địa lý.

Trong khi các nhà quản lý khi triển khai tiền kỹ thuật số sẽ tăng hiệu quả và an toàn hệ thống thanh toán quốc gia, thúc đẩy tài chính toàn diện, đảm bảo được tiêu chí “xanh” - thân thiện và bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó, tiền kỹ thuật số sẽ thúc đẩy phát triển kinh tế số và thương mại điện tử. Các NHTW khi phát triển tiền kỹ thuật số cũng sẽ tiết giảm đáng kể chi phí in ấn và lưu thông, đồng thời có thêm công cụ giúp kiểm soát chính xác lượng cung tiền, từ đó, nâng cao hiệu quả điều hành chính sách tiền tệ đối với nền kinh tế.

Đồng quan điểm, TS. Đặng Minh Tuấn - Phó Chủ tịch Câu lạc bộ Fintech thuộc Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam cũng cho rằng, tiền kỹ thuật số do các NHTW phát hành sẽ là xu hướng phát triển tất yếu thay thế dần tiền giấy truyền thống. “Việc triển khai tiền kỹ thuật số dựa trên công nghệ chuỗi khối sẽ mở ra cơ hội cho các đơn vị chuyên nghiên cứu về blockchain, thúc đẩy phát triển fintech và tạo ra các dịch vụ tiện ích

Từ góc độ thị trường, bà Phạm Thị Thái Hà - Khoa Tài chính Kế toán, Trường Đại học Nguyễn Tất Thành cho rằng, nghiên cứu triển khai tiền kỹ thuật số của Việt Nam hiện nay sẽ có nhiều yếu tố thuận lợi. Theo đó, các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán số tại Việt Nam đang phát triển.

Nếu tiền kỹ thuật số pháp định được triển khai sẽ thúc đẩy người dân và doanh nghiệp tiếp cận đầu tư và sử dụng tiền kỹ thuật số trong các hoạt động kinh tế. Ngoài ra, hiện nay số lượng người dân chưa có tài khoản ngân hàng cũng chiếm tỷ lệ cao tại các vùng nông thôn. Vì thế, việc sử dụng tiền kỹ thuật số do NHTW phát hành sẽ giải quyết được nhu cầu thanh toán trực tuyến thông qua tài khoản ngân hàng.

Cần nghiên cứu thận trọng, dài hạn

Tuy nhiên bên cạnh những điểm tích cực, theo giới chuyên gia, việc phát hành tiền kỹ thuật số cũng gặp phải một số thách thức cần phải đo lường, đánh giá tác động trước khi triển khai trên thực tế.

Trên cơ sở nghiên cứu quá trình triển khai đồng DCEP của Trung Quốc, TS. Trần Hùng Sơn - Trường Đại học Kinh tế - Luật, ĐHQG TP.HCM cho rằng, các bộ, ngành liên quan như Bộ Tài chính, NHNN cần có những đánh giá tổng thể về tác động của việc hình thành đồng DCEP đối với kinh tế Việt Nam.

Theo đó, cần xem xét mối quan hệ trong lĩnh vực công nghệ, tài chính giữa các doanh nghiệp Trung Quốc với Việt Nam để nắm bắt xu hướng phát triển của đồng DCEP.

Song song đó, Việt Nam nên chủ động tham gia vào các hoạt động của các NHTW, đặc biệt là việc thiết lập các tiêu chuẩn của tiền kỹ thuật số liên quan đến bảo vệ quyền riêng tư cá nhân, bảo vệ chống lại việc lạm dụng dữ liệu người dùng và đảm bảo các tiêu chuẩn toàn cầu về chống rửa tiền và chống tài trợ cho khủng bố.

Nhà nghiên cứu Trần Hùng Sơn cho rằng các bộ, ngành cần đẩy mạnh hoạt động học thuật chuyên sâu về tiền kỹ thuật số. Trong đó, cần cung cấp các khoản tài trợ cho các nghiên cứu về tài sản và tiền kỹ thuật số, bao gồm cả những nghiên cứu đánh giá tác động đối với chính sách tiền tệ, ổn định tài chính, thương mại bán lẻ, thương mại quốc tế, tiếp cận tài chính và bảo mật tài chính.

Trong hoạt động ngân hàng, TS. Cấn Văn Lực nói thêm khi triển khai tiền kỹ thuật số phải đánh giá được mức độ chấp nhận thấp so với đồng tiền pháp định, truyền thống. Tiếp đó, tiền kỹ thuật số có thể “xóa sổ” một số nguồn thu dịch vụ truyền thống của các TCTD (chuyển tiền, thanh toán…), vì vậy cần được đo lường cụ thể.

Trước mắt, ông Lực cho rằng, NHNN nên tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý cho lĩnh vực công nghệ ngân hàng, trong đó có công nghệ blockchain; xây dựng các quy định tiêu chuẩn cấp phép đối với các tổ chức, cá nhân trung gian tham gia cung cấp dịch vụ liên quan đến tiền kỹ thuật số.

Tiếp đó, phát triển hệ thống thanh toán quốc gia đảm bảo hiệu quả và hạn chế rủi ro cho các giao dịch thanh toán xuyên biên giới liên quan đến tiền kỹ thuật số. Trong chừng mực nghiên cứu thí điểm, theo Lực cần có lộ trình dài hơi và nên bắt đầu bằng thí điểm giao dịch nhỏ lẻ ở một số thành phố, qua một số ngân hàng, sau đó có những tổng kết, đánh giá rồi mới nhân rộng ra các lĩnh vực, địa phương khác.

TRÂM ANH
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement