Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Thuyết âm mưu về coronavirus gây hoảng loạn cho cộng đồng

Sức khỏe

01/02/2020 00:42

Coronavirus là rất nguy hiểm, nhưng những thuyết âm mưu sai sự thật về chủng virus này càng nguy hiểm bội phần, gây trở ngại cho quá trình nghiên cứu ngăn chặn loại chủng virus này.

Theo tổ chức Y Tế thế giới (WHO), đến đến thời điểm hiện tại đã có hơn 7.700 trường hợp nhiễm coronavirus có nguồn gốc từ Vũ Hán (Trung Quốc), hơn 200 người tử vong, 18 quốc gia trên thế giới xác nhận có người bị nhiễm bệnh đã được ghi nhận.

Coronavirus rất nguy hiểm, nhưng có một thứ cũng nguy hiểm không kém đó là các thông tin giả, thuyết âm mưu về virus này đã gây sợ hãi cho cộng đồng khi nạn dịch đang lan rộng trên khắp thế giới.

  Giới khoa học đang nỗ lực để tìm ra vắc - xin chống coronavirus.

Giới khoa học đang nỗ lực để tìm ra vắc - xin chống coronavirus.

Theo ghi nhận của những tờ báo về khoa học công nghệ nổi tiếng trên thế giới, khi bùng phát dịch viêm phổi cấp Vũ Hán, trên Internet đầy rẫy những thông tin sai lệch về nguồn gốc của virus cũng như cách bảo vệ bản thân khỏi nó được lan truyền với tốc độ chóng mặt khiến cho cộng đồng thêm rối trí không biết đâu là thông tin chính xác.

Trước nạn thông tin giả về coronavirus, mạng xã hội Twitter đã phải ra tay điều chỉnh kết quả tìm kiếm về coronavirus để lọc ra những nội dung không đáng tin cậy. Trang tìm kiếm nổi tiếng Google đã đưa ra cảnh báo SOS nhằm cung cấp những thông tin đáng tin cậy cho những người muốn tìm hiểu về coronavirus thông qua các đường dẫn đến các tổ chức y tế uy tín trên thế giới

Dưới đây là một số thông tin lừa đảo về coronavirus nổi bật nhất được lan truyền trên các phương tiện truyền thông xã hội trong thời gian qua.

Lý thuyết của Bill Gates

Mạng xã hội tung ra thông tin rằng coronavirus thuộc sở hữu của Bill Gates được tung ra cho các mục đích bất chính. Trong một bài đăng trên Twitter đưa ra thông tin trên kèm theo một đường dẫn đến một trang web lạ chạy một tiêu đề tuyên bố coronavirus là "một loại virus được cấp bằng sáng chế" và Quỹ Bill & Melinda Gates là "một trong những chủ sở hữu chính". Các tweet sau đó đều định hướng rằng con virus được tạo ra nhằm “tạo sự hỗn loại để ngăn chặn... ông Trump”.

Nhưng sự thật Quỹ Gates đã không tạo ra một loại virus nguy hiểm này. Trên thực tế Quỹ Gates đã tài trợ cho Viện Pirbright của Vương quốc Anh, nơi đang nghiên cứu sự phát triển của một chủng coronavirus đã bị suy yếu để có thể chế ra loại vắc xin tiêm phòng cho chim hoặc các động vật khác khỏi các bệnh về đường hô hấp.

"Pirbright hiện không làm việc với coronavirus trên con người", viện nghiên cứu Pirbright khẳng định.

Ngoài ra, Quỹ Gates Foundation đã thông báo rằng họ sẽ quyên góp 10 triệu USD để chống lại sự bùng phát của bệnh dịch nguy hiểm này.

QAnon khuyên mọi người uống thuốc tẩy để phòng chống coronavirrus

Trang Daily Beast thông tin, khi số người chết toàn cầu do một loại coronavirus mới đáng báo động tăng lên trong tuần này, QAnon một tài khoản ẩn danh nổi tiếng trên Twitter đã thúc giục người hâm mộ mình tránh bệnh bằng cách mua và uống thuốc tẩy nguy hiểm MMS để chống lại coronavirus.

  QAnon, tài khoản ẩn danh nổi tiếng trên Twitter tung tin sử dụng chất tẩy MMS để chống coronavirus.

QAnon, tài khoản ẩn danh nổi tiếng trên Twitter tung tin sử dụng chất tẩy MMS để chống coronavirus.

Thế nhưng theo Daily Beast, thì Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) đã nhiều lần cảnh báo người tiêu dùng không nên uống MMS vì đây là một chất tẩy nguy hiểm có thể gây ra chứng nôn mửa nghiêm trọng, và bệnh suy gan cấp tính.

Lý thuyết phòng thí nghiệm Canada

Một lý thuyết phổ biến khác (sau đó bị xoá đi) liên quan đến một phòng thí nghiệm vi sinh học ở Winnipeg xử lý các mầm bệnh nguy hiểm. Tác giả tung tin rằng một nhà khoa học Trung Quốc đã được hộ tống ra khỏi phòng thí nghiệm vào mùa hè năm ngoái nhưng sau đó phát tán coronavirus ở Trung Quốc.

  Thông tin sai lệch về phòng thí nghiệm tại Canada bị bác bỏ.

Thông tin sai lệch về phòng thí nghiệm tại Canada bị bác bỏ.

Đây là thông tin sai lệch và không có cơ sở thực tế nào Cơ quan Y tế Công cộng Canada bác bỏ thông tin trên.

Coronavirus là vũ khí sinh học

Một thuyết âm mưu phổ biến khác là chính phủ Trung Quốc đã phát triển virus như một vũ khí sinh học. Các nhà khoa họ Canada đã đưa coronavirus đến một phòng thí nghiệm bảo mật tối đa ở Vũ Hán và bị phát tán ra ngoài.

  Tin coronavirus là vũ khí sinh học

Tin coronavirus là vũ khí sinh học "sổng chuồng" phát tán trên mạng xã hội.

Tuy nhiên viên nghiêm cứu Politifact của Canada cho biết không có bằng chứng nào chứng minh điều đó, "các quan chức vẫn đang cố gắng xác định nguyên nhân chính xác của vụ dịch, nhưng không có bằng chứng nào về việc nó được tạo ra để sử dụng như một thứ vũ khí sinh học”.

Thông tin sai cho tổ chức từ thiện

NBC News đưa tin, một tổ chức phi lợi nhuận của Mỹ dường như đã huy động được một số tiền khá lớn cho hoạt động từ thiện, một phần, bằng cách đăng các bài đăng giật gân trên Instagram về coronavirus. Thông tin này xuất phát từ Karmagawa - một tổ chức phi lợi nhuận. "Cả hai bài đăng đều có một đoạn video, một số trong đó cho thấy những người ăn động vật như dơi và chuột và đổ lỗi cho sự bùng phát thói quen ăn uống của người dân châu Á”, NBC News viết.

  Tin giả cảnh báo mọi người nguy cơ lây nhiễm coronavirus có từ thực phẩm đến từ Sydney (Úc).

Tin giả cảnh báo mọi người nguy cơ lây nhiễm coronavirus có từ thực phẩm đến từ Sydney (Úc).

Tuy nhiên, các chuyên gia đã cảnh báo những loại bài đăng này có thể giúp lan truyền nỗi sợ phân biệt chủng tộc và bài ngoại gắn liền với bệnh tật. Các bài đăng phổ biến từ Karmagawa, có 1 triệu người theo dõi, đã đạt được hàng chục triệu lượt xem và hàng trăm nghìn lượt thích.

Trước nhiều thông tin sai lệch như thế, trang khoa học công nghệ nổi tiếng Mashable đưa ra lời khuyên: “Những thuyết âm mưu nói trên được đưa ra như thế này là một lời nhắc nhở rằng trong khi dịch bệnh có liên quan, bạn vẫn nên cẩn thận về những gì bạn chia sẻ và những gì bạn chấp nhận là sự thật. Thông tin về coronavirus đang gây chú ý trên thế giới, thế nhưng mọi thông tin phải được chúng ta sàng lọc một cách kỹ càng khi tiếp nhận".

TIỂU VŨ
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement